Cách làm bánh phồng tôm tại nhà ngon nhất

Cách làm bánh phồng tôm tại nhà sau đây với những nguyên liệu chất lượng nên giá thành có thể cao hơn cả bánh gói bán bên ngoài. Tuy nhiên, để có những chiếc bánh ngon hơn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình thì chi phí cao hơn một chút được không thành vấn đề phải không nào?

Bạn đang đọc: Cách làm bánh phồng tôm tại nhà ngon nhất


Món bánh phồng tôm

Bánh phồng tôm là món ăn chơi, ăn vặt thú vị, đồng thời là loại bánh thường dùng trong các mâm cỗ, tiệc để ăn kèm với các món gỏi, nộm. Bánh phồng tôm hấp dẫn người ăn bởi những chiếc bánh to tròn, kết cấu giòn tan, vị mặn dịu và mùi tôm thơm thoảng thoảng, ăn rất ngon. Vì vậy rất nhiều người, từ người lớn cho đến trẻ con đều đặc biệt yêu thích loại bánh này.

Nguyên liệu

  • Bột năng khô: 500g
  • Tôm sú tươi: 500g
  • Trứng vịt: 2 quả
  • Đường phèn: 1 muỗng
  • Tỏi khô: 2 tép
  • Hành lá: 5 cây
  • Các gia vị thường dùng: muối ăn, tiêu hạt, bột ngọt…

Sơ chế tôm và các gia vị

Tỏi khô bóc vỏ.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, cắt khúc, để thật ráo nước.

Tôm tươi sau khi rửa sạch bạn bóc sạch vỏ, bỏ đầu, dùng muối chà cho tôm trắng hơn, lột luôn lớp màng màu đỏ bên ngoài, rút phần chỉ đen ở sống lưng cho tôm bớt tanh. Rửa sạch tôm với nước, dùng khăn sạch thấm khô tôm rồi đập dập.


Tôm tươi phải bóc hết vỏ, chỉ giữ lại phần thịt

Cho hết tôm vào trong cối, thêm tỏi khô và hành vào giã nhỏ, trong lúc giã thì nêm thêm ½ muỗng cà phê hạt tiêu, hạt nêm, muối iot vào giã cho hỗn hợp thật nhuyễn. Lưu ý, bạn chỉ nêm gia vị với lượng vừa đủ nếu không bánh sẽ mặn, khi ăn mùi thơm sẽ không được hấp dẫn.


Tôm tươi được giã nhuyễn với các loại gia vị

Trứng vịt đập ra tô, chỉ lấy phần lòng trắng, lòng đỏ có thể tận dụng để nấu các món khác.


Để làm bánh phồng tôm bạn chỉ cần sử dụng lòng trắng trứng

Nhào và se bột năng

Trút bột năng vào một cái tô, trút hết lòng trắng vào nhào thật đều, cho tiếp hỗn hợp tôm giã nhuyễn vào nhào cho đến khi hỗn hợp hòa quyện, tạo thành một khối thống nhất.

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách làm mứt táo mới lạ cho ngày Tết thêm ngọt ngào


Khối bột sau khi đã được nhào kĩ

Bạn chuẩn bị một cái khay hoặc cái mâm sạch (mặt phẳng), rải lên đó lớp bột năng mỏng rồi cho hỗn hợp bột ra khay để không bị dính.

Dùng tay se khối bột thành một hoặc nhiều khối hình trụ dài tròn (tùy theo khối lượng bột nhiều hay ít), đường kính khoảng 5 – 6cm.

Bước se bột phải thực hiện thật chắc thì bánh mới thơm ngon và không bị rỗ. Nếu se bột không chặt, khối bột sẽ giữ không khí bên trong, khi cắt ra sẽ có những lỗ nhỏ khiến bánh không được đẹp.

Hấp bột và phơi nắng bột

Sau khi se bột thành những khối hình trụ, bạn cho bột vào nồi hấp cách thủy trong khoảng một tiếng rồi lấy ra để nguội hẳn. Tiếp đó, bạn bỏ bột vào tủ lạnh khoảng 5 tiếng để bột săn chắc lại.


Bạn có thể hấp cách thủy hoặc luộc chín bột nếu muốn

Sau 5 tiếng, lấy bột ra ngoài, dùng dao sắc cắt bột thành những lát mỏng đều.

Xếp những lát bột mỏng ra khay hoặc mâm rồi đem phơi dưới trười nắng cho đến khi bột khô thì cất dùng dần. Khi nào ăn thì lấy bánh ra chiên là được.Nếu không có nắng thì cứ để trong tủ lạnh lâu hơn cũng được, khi nào có nắng thì lấy ra phơi.


Phơi nắng cho đến khi bánh khô hoàn toàn

Lưu ý khi làm bánh phồng tôm:

Khi làm bánh phồng tôm, bạn phải hấp khối bột cho thật chín, nếu không có nồi hấp thì cho vào luộc trong khoảng 40 – 50 phút cho bột chín đều (nhớ thêm chút muối khi luộc cho bột đậm đà).

Tôm dùng làm bánh có thể nhiều hay ít tùy bạn, tuy nhiên cho nhiều tôm thì bánh ăn sẽ thơm ngon hơn.

Chiên bánh phồng tôm

Chiên bánh phồng tôm không khó nhưng bánh chín rất nhanh, nếu không để ý sẽ bị cháy ngay.

Bạn đổ dầu vào chảo (lượng dầu đủ để ngập bánh), nên dùng chảo lòng sâu để tiết kiệm dầu. Nấu cho dầu nóng già rồi hạ lửa thật nhỏ, bỏ bánh vào chảo chiên, mỗi lần chỉ nên bỏ vào một hoặc vài cái vì bánh chín sẽ nở ra to hơn, khi bánh phồng lên xung quanh thì bạn lật ngay bánh lại, ấn nhẹ cho bánh chìm hoàn toàn trong dầu nóng, đến khi thấy bánh nở hết thì vớt ra ngay. Nếu bánh chín mà để lâu hơn sẽ chuyển sang màu vàng nâu và cháy.

Sau khi vớt bánh ra ngoài, bạn đặt lên đĩa có lót giấy thấm dầu. Bánh phồng tôm hút khá nhiều dầu, nếu không thấm hết lượng dầu thừa ăn sẽ bị ngán.


Chiên cho bánh nở hết và có màu trắng là tốt nhất

Sau khi chiên bánh nếu chưa dùng hết, bạn hãy lót giấy báo xuống đáy túi nilong lớn, xếp bánh phồng tôm (đã ráo dầu và nguội hoàn toàn vào) rồi cột kín lại, bảo quản nơi khô ráo. Làm cách này có thể bảo quản bánh giòn ngon trong khoảng vài ngày.

Chỉ sau 4 bước thực hiện đơn giản, bạn sẽ có ngay rổ bánh phồng tôm chiên giòn đẹp mắt. Từng miếng bánh phồng tôm giòn tan, đậm đà, thơm lừng mùi tôm, được tẩm ướp gia vị đầy đủ nên rất vừa vị, ăn còn ngon hơn cả phồng tôm mua ngoài hàng. Với món bánh này, bạn có thể làm cho các bé ở nhà nhâm nhi mà không phải lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Yêu cầu thành phẩm

  • Bánh phồng tôm có màu trắng đẹp, những chiếc bánh đều nhau, mười cái như một.
  • Bánh nở hết, chín nhưng không cháy, không sượng.
  • Bánh ráo dầu, khi ăn có vị giòn tan, thơm nức mùi tôm, bánh được nêm gia vị vừa ăn, nổi bật nhất là vị mằn mặn của muối.

Thông tin thêm

Bánh phồng tôm ăn với gì?

Bánh phồng tôm có thể chấm với tương ớt, tương cà để làm món ăn chơi, ăn vặt khi rảnh rỗi hay trong các dịp picnic bên ngoài. Ngoài ra, bánh được dùng phổ biến để ăn kèm các món gỏi như: gỏi khô bò, gỏi ngó sen tôm thịt, lươn băm xúc bánh phồng tôm chiên, gỏi bò Nam bộ…

>>>>>Xem thêm: Cách làm trà sữa trân châu tại nhà, đơn giản nhưng ngon hết ý


Bánh phồng tôm rất thích hợp để ăn cùng các món gỏi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *