Bỏ túi cách làm bánh đúc lạc ngon lạ miệng mà cực kỳ hấp dẫn

Cách làm bánh đúc lạc là một trong những món bánh truyền thống của Việt Nam. Với nguyên liệu đơn giản nhưng có thể tạo nên những phần bánh thơm ngon, tuyệt vời, có thể kích thích năng lượng của bạn vào những bữa sáng hoặc làm món ăn giữa ngày thỏa mãn cơn đói của bạn. Bắt tay vào chuẩn bị và làm bánh cùng Bloganngon.edu.vn nhé!

Bạn đang đọc: Bỏ túi cách làm bánh đúc lạc ngon lạ miệng mà cực kỳ hấp dẫn

Cách làm bánh đúc lạc chấm tương bần

Nguyên liệu làm bánh đúc lạc cực hấp dẫn

  • Lạc (đậu phộng): 100gr
  • Bột gạo lọc: 125gr
  • Bột khoai tây: 125gr
  • Tương bần: 2 thìa cà phê
  • Đường: 1 thìa cà phê
  • Muối: 1 thìa cà phê
  • Nước cốt chanh: 1 lượng nhỏ khoảng 5 giọt
  • Dầu ăn: 1 thìa canh
  • Nước: 1 lít
  • Nước ấm: 3 thìa cà phê

Phần nguyên liệu trên đây có thể được gia giảm tùy theo khẩu phần ăn, và độ đặc của bánh đúc mà bạn muốn làm. 

Lưu ý: Bột gạo có thể mua tại các cửa hàng bán sẵn hoặc tự ngâm gạo rồi đem đi xay mịn thành bột để làm bánh đúc lạc và cả những loại bánh khác. 

Cách làm bánh đúc lạc ăn là mê

Món bánh đúc lạc ai cũng thích mê

Bước 1: Làm chín đậu phộng

Luộc đậu phộng

Ngâm tất cả 100 gram đậu phộng (lạc) trong khoảng thời gian liên tục 5 giờ đồng hồ (hoặc bạn có thể ngâm qua đêm ở nhiệt độ phòng). Sau thời gian đó, vớt đậu phộng ra, rửa lại bằng nước sạch.

Tiếp theo, cho số đậu đã rửa vào nồi cùng nước ngập đậu. Tiến hành luộc đậu trong khoảng 2-3 phút rồi chắt bỏ nước ra khỏi nồi. Bước này mục đích để chần sơ đậu cho sạch trước khi nấu.

Cho vào nồi đậu một lượng nước khoảng nửa lít nước cùng 1 thìa cà phê muối để tiếp tục luộc đậu. Bạn đậy nắp trong quá trình nấu để đậu nhanh chín mềm. Đến khi kiểm tra thấy đậu phộng đã chín, bạn vớt ra để ráo nước nhé.

Bước 2: Làm bột bánh đúc

Làm bột bánh đúc

Hỗn hợp bột sẽ được trộn bởi bột khoai tây, bột gạo lọc cùng nước.

Cho vào tô hoặc âu to 125 gram bột khoai tây, 125 gram bột gạo lọc, rồi cho từ từ 500ml nước lọc để nguội vào và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp bột hòa quyện vào nhau.

Tiếp theo, bạn cần để hỗn hợp bột nghỉ trong khoảng 30 phút.

Trộn các hỗn hợp hòa quyện với nhau

Sau khi để bột nghỉ, tiếp tục khuấy nhẹ lại hỗn hợp rồi cho từ từ nước nấu đậu phộng (nước còn nóng) vào hỗn hợp bột. Khuấy đều tay để hỗn hợp hòa quyện.

Bước 3: Cách nấu bánh đúc lạc

Tìm hiểu thêm: Cách làm cá rô kho khế mang đậm hương vị truyền thống

Nấu bột bánh đúc

Cho hỗn hợp bột vào nồi rồi bắc lên bếp, để lửa vừa để bột không bị khét và dính đáy nồi quá nhiều. Dùng đũa hoặc phới dẹt khuấy hỗn hợp bột liên lục. Quan sát sẽ thấy có hơi bốc lên, bột ở đáy hơi dính lại thì hạ lửa nhỏ hơn nữa.

Bạn liên tục khuấy cho đến khi hỗn hợp bột trở nên mịn, đặc và sánh lại. Lúc này, bạn tăng lửa to hơn một xíu rồi khuấy tiếp cho đến khi bột dẻo thật dẻo, có thể kéo lên thành sợi và đứt chậm. Bạn nhanh tay cho vào một thìa dầu ăn, nhanh tay khuấy tiếp tục cho bột sôi. Hỗn hợp gần hoàn thành khi trở nên trong hơn, đặc nhưng dẻo.

Bột bánh sánh đặc

Sau cùng, bạn cho đậu phộng vào rồi trộn thật đều và tắt bếp. 

Sử dụng lá chuối lau sạch hoặc khuôn (hoặc chén, tô tùy theo dụng cụ mà bạn có nhé) để đổ hỗn hợp ra ngay khi còn nóng. Dàn đều hỗn hợp để có độ dày vừa phải và đều nhau. Để bánh nguội ở nhiệt độ phòng và chia cắt bánh thành từng miếng vừa ăn.

Vậy là cách làm bánh đúc lạc đã hoàn thành xong ⅔ chặng đường rồi. Bánh sau khi nguội sẽ co đặc lại hơn nhưng vẫn giữ được độ dẻo mịn.

Bánh đúc đậu phộng thơm lừng

Bước 4: Chuẩn bị nước chấm bánh đúc lạc

Số lượng nước chấm tùy thuộc vào khẩu phần ăn nhé, bạn có thể gia giảm nguyên liệu để phù hợp với gia đình mình.

Trộn hỗn hợp gồm 2 thìa cà phê tương bần cùng 3 thìa cà phê nước ấm, khuấy đều. Sau đó nêm vào 1 thìa cà phê đường và 1 xíu chanh (vài giọt), trộn đều và nếm thử sao cho vừa ăn nhé. Nếu muốn có vị cay, bạn hoàn toàn có thể cho vào tương một chút ớt tươi xắt lát.

Bước 5: Thưởng thức món bánh đúc lạc

Cắt bánh đúc lạc thành từng miếng nhỏ

Cắt bánh đúc lạc đã nguội thành từng miếng nhỏ vừa ăn, cho ra chén rồi rưới nước sốt lên ăn kèm hoặc chấm bánh đúc vào chén tương.

Bánh đúc lạc (đậu phộng) ăn kèm hỗn hợp nước chấm là tương bần pha rất thơm ngon. Bánh đúc hoàn thành vừa dẻo, vừa mềm mịn, béo béo của bột và vị bùi của đậu phộng sẽ kết hợp với vị đặc trưng của tương bần. Món ăn sẽ thỏa mãn vị giác của bạn khiến bạn ăn hoài không ngán.

>>>>>Xem thêm: Cá ngừ kho thơm đổi vị bữa cơm, bạn đã biết cách nấu chưa?

Có thể thêm hành phi tùy sở thích mỗi người

Đây là cách làm bánh đúc lạc không cần sử dụng nước vôi trong, lại vô cùng đơn giản dễ làm với những nguyên liệu thân thuộc. Món bánh đúc lạc này có thể kết hợp cùng nước chấm tỏi ớt bên cạnh tương bần, và có thể ăn cùng rau sống cũng sẽ rất ngon. Bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào bếp để làm nên món bánh đúc lạc này để chiêu đãi cả gia đình đi nào!

Xem thêm video hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc bên dưới nhé!

Hãy theo dõi Bloganngon.edu.vn để có thể cập nhật thêm các công thức nấu ăn mới để làm phong phú thêm bữa ăn nhà bạn!

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *