Cách làm lưỡi vịt sapo độc đáo chiêu đãi cả nhà

Lưỡi vịt sapo là món ăn khá độc đáo và mới lạ nhưng lại chiếm được tình cảm của đa số người thưởng thức bởi hương vị hấp dẫn cùng với sự dai giòn, sật sật của nó. Từng chiếc lưỡi vịt thấm đẫm gia vị cùng với mùi thơm của tiêu xanh, húng quế chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Bạn đang đọc: Cách làm lưỡi vịt sapo độc đáo chiêu đãi cả nhà

Lưỡi vịt sapo độc đáo dai giòn, sật sật

Công dụng của món lưỡi vịt sapo

– Trong Đông Y, khi bạn ăn món lưỡi vịt sapo, các chất từ Tâm, Tỳ, Thận được bạn hấp thu và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như thịt vịt.

– Thảo quả thì có tính ấm, vị hơi cay nhẹ nên có tác dụng trong việc trừ đờm, giữ ấm cho bụng.

– Ngoài ra còn giúp ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

– Bên cạnh đó, món lưỡi vịt sapo còn sử dụng đinh hương, đây là gia vị rất giàu protein, chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa…

Cách làm lưỡi vịt sapo ngon lạ miệng

Nguyên liệu cho món lưỡi vịt sapo

Nguyên liệu chính cho món lưỡi vịt sapo
  • Lưỡi vịt: 500gam
  • Húng quế: 2/3 cây
  • Tiêu xanh: 30gam
  • Rượu trắng: 240ml
  • Gừng: 1 củ
  • Quế: 1 thanh
  • Hoa hồi: 2 cái
  • Đinh hương: 1gam
  • Ớt sừng: 5gam
  • Tỏi: 10gam
  • Đường: 5 muỗng
  • Hạt nêm: 1/3 muỗng
  • Nước tương: 4 muỗng
  • Dầu hào: 1/2 muỗng
  • Bột ngũ vị hương: 1 muỗng
  • Tiêu: 1/2 muỗng
  • Nước dừa (hoặc nước lọc): 150ml
  • Giấm, muối

Các bước thực hiện món lưỡi vịt sapo

Bước 1: Sơ chế lưỡi vịt

Khử sạch mùi hôi của lưỡi vịt
  • Vì cũng là một bộ phận của vịt nên lưỡi vịt cũng có mùi hôi đặc trưng. Công đoạn khử mùi hôi của lưỡi cũng khá phức tạp nên nếu không khử được sạch thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến món ăn của bạn. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, Bloganngon.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn mẹo để khử sạch mùi hôi của lưỡi vịt. Sau khi đã tìm mua được lưỡi vịt về, bạn cạo sạch lại một lần nữa để loại bỏ hết lớp màng màu vàng bám trên đầu lưỡi. Sau đó tiến hành cắt phần cuống họng của con vịt vẫn còn dính với lưỡi rồi rửa với nước.
  • Xát muối vào lưỡi vịt để loại bỏ phần chất nhầy rồi lại tiếp tục đem rửa sạch, để ráo.
  • Bật bếp và đặt lên đó một nồi nước, đun sôi rồi thêm vào 30ml giấm vùng 1 thìa muối, cho hết lưỡi vịt vào chần đến khi nước sôi lại thì vớt ra, xả dưới vòi nước lạnh.
  • Tiếp tục khử mùi của lưỡi vịt bằng hỗn hợp gừng đã băm nhuyễn và rượu trắng cỡ tầm 15 phút. Cảm thấy lưỡi vịt đã sạch, không còn nhầy và hết mùi hôi thì đem đi rửa nước lại lần nữa rồi để cho thật ráo.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Tìm hiểu thêm: Cách làm canh bí đỏ nấu tôm ngọt bùi và đầy dưỡng chất

Các nguyên liệu thái lát mỏng
  • Với gừng, tỏi, hành tím: bạn bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành những lát mỏng. Còn ớt thì thái lát tròn.
  • Húng quế nhặt bỏ phần gốc già, lá dập nát, chỉ lấy phần ngọn và lá non, đem rửa sạch và để ráo.
  • Với quế, hoa hồi và đinh hương thì bạn cho hết vào chảo rang đến khi dậy mùi thơm.

Bước 3: Cách làm lưỡi vịt sapo

  • Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho vào một chút dầu ăn. Đợi đến khi dầu nóng thì bạn cho hành tím, tỏi đã thái lát vào và phi thơm.
  • Tiếp đến là cho lưỡi vịt đã sơ chế sạch vào, xào qua cho lưỡi vịt săn lại thì đổ ra một chiếc đĩa.

Xào lưỡi vịt cho săn lại
  • Chuẩn bị một chiếc nồi cho lên bếp (nếu có nồi đất hoặc nồi sứ là tốt nhất) cho tỏi và phần lưỡi vịt vừa xào vào. Thêm tiếp 150ml nước dừa vào nồi (nếu không chuẩn bị được nước dừa thì có thể sử dụng nước lọc).
  • Nêm nếm gia vị gồm: 5 thìa cafe đường, ⅓ thìa hạt nêm, 1 thìa cafe bột ngũ vị hương, 4 thìa cafe nước tương, ½ thìa dầu hào, ½ thìa tiêu xay cùng số quế, hồi, đinh hương đã rang thơm vào. 
  • Nấu với nhỏ lửa để phần nước trong nồi sôi nhẹ, thỉnh thoảng bạn đảo lại lưỡi vịt cho gia vị được ngấm đều vào trong.
  • Thời gian để sôi là khoảng 10 phút hoặc nấu đến khi bạn thấy nước gần cạn là được. Lúc này bạn nêm nếm lại gia vị một lần nữa cho phù hợp.
  • Khi lưỡi vịt đã mềm, nước cũng gần cạn hết là món ăn cũng đã gần hoàn thành. Bước cuối cùng chỉ là cho húng quế, ớt đã cắt lát tròn và tiêu xanh vào đảo đều tay rồi tắt bếp, bỏ ra bát trang trí là đã có thể thưởng thức ngay lập tức.

Cách làm lòng xào vịt không phải ai cũng biết được cách làm đúng nhất, cùng xem công thức tại Bloganngon.edu.vn có gì hay nhé!

Thành phẩm đạt được

Lưỡi vịt sapo ngon tuyệt khó cưỡng

Món lưỡi vịt sapo sau khi hoàn thành có màu nâu đỏ vô cùng bắt mắt, hấp dẫn với vị cay cay, thơm thơm hòa quyện với vị mặn ngọt, quyến rũ đến tận những miếng cuối cùng. Bên cạnh đó là mùi thơm đặc trưng của các gia vị như tiêu xanh, húng quế, hoa hồi, quế, …tạo nên một món ăn hoàn hảo.

Lưu ý khi nấu món lưỡi vịt sapo

>>>>>Xem thêm: Cách nấu bò kho chay ngon xuất sắc ăn là ghiền

Những bí quyết khi nấu món lưỡi vịt sapo

Khi chọn mua lưỡi vịt: Mua lưỡi vịt tại các cửa hàng uy tín, siêu thị để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, thông tin, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng. Nên chọn lưỡi vịt có màu hồng nhạt, vẫn còn tươi, bao bì đóng gói vẫn còn nguyên vẹn. Tuyệt đối không mua lưỡi vịt màu sẫm, trắng đục và có mùi lạ, mùi hôi.

Xem thêm cách làm lưỡi vịt sapo theo hướng dẫn của video bên dưới nhé!

Bảo quản lưỡi vịt: Bạn nên bọc lưỡi vịt thật kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn chéo, đảm bảo giữ được độ tươi ngon, không bị mất nước. Lưỡi vịt nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 2 độc C. Nếu bạn mua nhiều để dùng dần thì có thể để vào ngăn đông với điều kiện bọc thật nhiều lớp để lưỡi vịt không bị quá đông cứng, không bị thay đổi màu sắc và mất nước, như vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn. Và nhiệt độ bảo quản đông là khoảng -25 độ C.

Cách nấu vịt xáo măng lạ miệng mà ngon không tưởng.

Món lưỡi vịt sapo có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc chấm với bánh mì thì đều được. Đặc biệt, món lưỡi vịt này có thể dùng làm món nhậu cho các ông chồng tụ tập uống vài cốc bia tươi thì đúng là không thể chê được.

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *