Cách làm mứt dừa dẻo cho ngày Tết thêm đầy ý nghĩa

Cách làm mứt dừa dẻo có một không hai được mọi người nhiệt liệt đề cử đã có mặt tại nhà Bloganngon.edu.vn rồi đấy. Sở dĩ món mứt dừa được nhà nhà ưu chuộng như thế là bởi y nghĩa của sự sum vầy, đoàn viên ẩn sau từng miếng mứt đó nhé. Bloganngon.edu.vn cũng rất ưng ý khi được cùng các bạn bắt tay làm món ngon tuyệt vời này.

Bạn đang đọc: Cách làm mứt dừa dẻo cho ngày Tết thêm đầy ý nghĩa

Mứt dừa dẻo phải làm thiệt nhiều kẻo không đủ măm măm

Chuẩn bị 3 loại nguyên liệu chính cần có cho món mứt dừa dẻo

– Một cân cơm dừa, lưu ý bạn không nên mua loại dừa bánh tẻ thường sử dụng mà cần chọn dừa còn non cơm, khá mềm và dẻo

– Khoảng nửa cân đường cát trắng là đủ độ ngọt, nếu thích ngọt nhiều hay ngọt ít, bạn có thể gia giảm lượng đường ở mứt phù hợp

– Không thể thiếu những chiếc lá dứa xanh mướt có mùi thơm vô cùng đặc trưng

Làm mứt dừa dẻo hai màu xanh trắng đủ đầy sắc vị

Bước 1: Đem cơm dừa non sơ chế sạch sẽ

Sơ chế cơm dừa

– Cơm dừa mua về cần được tách phần vỏ cứng bên ngoài ra bằng cách hơ lửa lớp vỏ để dễ dàng cạy lấy cơm, không quên gọt sạch một lớp vỏ vàng sậm bám quanh cơm dừa cho thật sạch sẻ. 

– Để dừa có độ dầy phù hợp, không quá mỏng như khi dùng dao bào, bạn nên cắt từng sợi cơm dừa bằng kéo, lưu ý sẽ cắt vòng theo miệng cơm dừa. Độ dầy bạn có thể tham khảo để ước lượng cắt là bằng đầu đũa hay dùng hằng ngày nhé. 

Mẹo vặt: Lý do để chúng ta không thái mỏng cơm dừa non là vì nếu làm thế khi bạn thao tác các bước và khi xào dừa, cơm dừa sẽ dễ nát vỡ và không có được độ dẻo bùi cần có. 

– Sau khi đã cắt một vòng liên tục không đứt gãy hết đoạn cơm dừa với độ dầy vừa phải, bạn lại ước lượng chiều dài phù hợp để cắt thành từng sợi cơm dừa ngắn vừa ăn. 

– Hãy đem toàn bộ sợi dừa non được cắt ngắn rửa qua với nước vài ba lần cho đến lúc nước rửa dừa đã trong lại không còn trắng đục. Đây là cách hay để rửa trôi hết lượng dầu dừa còn thừa bám lại. Sau tất cả, không quên vớt cơm dừa non lên, để cho cơm dừa ráo bớt nước.

Bước 2: Ướp đường và tạo màu xanh đẹp mắt cho mứt

Ướp đường và tạo màu xanh cho mứt

– Bạn cần chuẩn bị hai chiếc tô riêng biệt, đồng thời chia lượng dừa non thật đều nhau rồi cho vào tô, tương tự như thế, bạn cũng đem phần đường cát đã được chuẩn bị chia làm hai nửa bằng nhau cho vào cùng dừa. Có thể dùng đũa hoặc đeo bao tay chuyên dụng để trộn thật đều hỗn hợp rồi tiến hành ướp dừa non trong thời gian từ 2 – 4 giờ để đường trong tô tan hết và có thể thấm sâu vào dừa. 

Nhắc nhỏ: Trong quá trình ướp, bạn cũng nên để ý cách một khoảng thời gian thì đảo dừa một lần vì dừa non dễ bị ra nước, việc trộn như thế sẽ giúp đường bám chặt hơn. 

Xay lá dứa lấy nước

– Tranh thủ thời gian ướp dừa, bạn đem lá dứa rửa cho sạch, dùng dao hoặc kéo cắt lá dứa thành từng đoạn ngắn nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, đổ ít nước vào. Tiến hành xay lá dứa nhuyễn mịn sau đó sẽ dùng vải the dầy chắt lấy nước cốt màu xanh đậm.

– Khi thấy đường trong dừa non đã tan hết, hãy lấy một tô dừa non ướp đường ra, đổ tầm 2/3 lượng nước cốt xanh từ lá dứa vào, tiếp tục để yên trong vòng 2 giờ để màu bám chặt vào từng sợi dừa. Phần nước màu còn thừa lại, bạn sẽ dùng cho lúc xào dừa, mục đích là tăng thêm màu xanh để mứt dừa thêm đẹp mắt.

Bước 3: Xào dừa hai màu cực hấp dẫn

Tìm hiểu thêm: Khoai tây xào thịt bò cho bữa cơm gia đình thêm ngon

Sên mứt dừa dẻo

– Chuẩn bị một cái chảo lòng sâu tương đối dầy, đổ lấy phần nước đường ở tô ướp không có màu lá dứa vào, lưu ý chỉ lấy nước đường, chưa cho dừa non đã ướp vào chảo lúc này. 

Làm mứt dừa viên nhâm nhi cùng tách trà ấm lòng.

–  Đặt chảo lên bếp, bật lửa đun sôi để nước đường dần vơi bớt, có độ sệt nhất định. Lúc này, bạn chỉnh mức lửa nhỏ xuống, bắt đầu cho dừa vào sên. 

Chú ý: Trong quá trình sên dừa, cần để ý, nếu phát hiện có bọt khí thì cần dùng vá hớt bỏ phần bọt trên bề mặt đi. 

– Thời gian đảo dừa một lần là tầm 5 phút, khi đảo cần nhẹ nhàng súc sạn hoặc đũa từ dưới chảo lên, không quá mạnh tay hay đảo lộn xộn dễ dẫn đến đứt nát sợi dừa. Cũng tránh tình trạng cứ liên tục đảo dừa trong chảo bạn nhé. 

Bật mí: Việc điều chỉnh lửa nhỏ để xào dừa rất có lợi, ngoài việc giúp nóng đều cả chảo để mứt sên đều, còn tránh cháy khét làm mứt dừa sẽ trắng sữa đẹp mắt hơn. 

Xào đến khi nào đường khô lại

– Bạn sẽ xào phần dừa như thế đến lúc nước dừa kẹo sệt lại, có thể kéo ra từng sợi chỉ đường thì hãy chỉnh lửa xuống thấp nhất, không quên xào từ dưới đẩy lên trên. Cứ đảo như thế khi dừa được phủ bởi lớp bột đường trắng mịn thì có thể tắt lửa hoàn toàn nhưng cũng cần xào qua lại vài lần trên chảo nóng thêm một lúc nữa. 

– Khi làm hết mẻ mứt dừa dẻo màu trắng, bạn lại tiếp tục dùng chảo để xào mứt dừa màu xanh, các bước cũng tương tự, chỉ khác ở công đoạn khi nước đường trong chảo dừa bắt đầu sệt và vơi gần hết nước, hãy cho phần nước cốt lá dứa còn dư vào là ổn. 

Bước 4: Phơi khô và bảo quản 

Phơi khô và bảo quản

– Khi mứt dừa được sên xong cần được cần được giàn ra một cái mâm to rộng và phơi trong nắng vài giờ. Nếu không tiện phơi nắng, bạn có thể sấy trong lò ở nhiệt độ tầm 100°C trong thời gian từ 2 – 3 giờ để đảm bảo mứt khô hoàn toàn không bị chảy nước.

– Lọ hay hũ có nắp kín hoặc túi zip không bị gió vào đều có thể dùng để đựng mứt dừa.

Mứt dừa dẻo hạn sử dụng không quá dài, tầm 3 – 4 ngày nên bạn chỉ nên làm vừa đủ ăn, khi lấy mức cũng chỉ lấy lượng vừa phải và hạn chế mở nắp mứt quá nhiều tránh tình trạng mức bị chảy nước.

Cách làm mứt dừa non miếng mềm ngọt thơm.

>>>>>Xem thêm: Mì xào gà ăn hoài không ngán, nấu không thấy chán là thật

Mứt dừa dẻo được khoác bên ngoài lớp màu xanh biếc

Xem video về chi tiết cách làm bên dưới bạn nhé!

Làm mứt dừa dẻo không khó mà lại còn ngon và ý nghĩa nữa đúng không nào, hi vọng công thức ngày hôm nay của Bloganngon.edu.vn sẽ giúp các bạn có thêm một món ngon ngày Tết để quây quần cùng gia đình và người thân. Nếu có món mứt nào ý nghĩa như thế, hãy chia sẻ cùng Bloganngon.edu.vn nhé.

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *