Cách làm mứt dừa bánh tẻ béo mềm ngọt dịu cực hút mùa Tết

Cách làm mứt dừa bánh tẻ ngon số hai, chưa chắc ai dám tranh số một à nhen. Dễ làm dễ ăn lại mang ý nghĩa đăc biệt nên sẽ không điêu chút nào khi đề cử mứt dừa là một trong những món mứt quốc dân không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền của người Việt. Để vị mứt được chuẩn nhất và đặc trưng nhất, hãy xem vài cách hay mà Bloganngon.edu.vn hướng dẫn nha.

Bạn đang đọc: Cách làm mứt dừa bánh tẻ béo mềm ngọt dịu cực hút mùa Tết

Mứt dừa bánh tẻ mềm thơm ngon

Chuẩn bị nguyên liệu để làm mứt dừa bánh tẻ

  • Một cân dừa, lưu ý phải chọn cơm dừa là loại bánh tẻ
  • Nửa cân đường cát trắng mịn, khô ráo
  • Cuối cùng thì cần chuẩn bị sữa đặc, nếu không thì vài ống vani cũng được nha

Cách làm mứt dừa gấc màu đỏ cam siêu đẹp.

Chọn loại đúng cơm dừa cho mứt chuẩn vị

Cách chọn dừa bánh tẻ

– Tìm mua loại cơm dừa có lớp vỏ bên ngoài hơi ngả nâu và tương đối mềm, đấy chính là dừa bánh tẻ. Bạn có thể thử độ mềm của cơm dừa bằng cách dùng tay bấm vào vỏ, dừa bánh tẻ sẽ không cứng quá và thấy được độ mềm. 

– Trong trường hợp bạn sử dụng đã được bào sợi tại cửa hàng, hãy chú ý màu sắc của cơm dừa. Cơm dừa ngon sẽ có màu trắng sữa, không hề bị đục hay chuyển vàng. 

– Để tìm mua đúng cơm dừa bánh tẻ, bạn có thể dùng phương pháp loại trừ. Nếu thấy cơm dừa nào lớp vỏ ngoài vẫn còn khá xanh, bấm vào mềm và chảy nước và thoang thoảng hương thơm hơi ngậy thì đấy là cơm dừa còn non. Ngược lại, vỏ ngoài chuyển dần sang nâm đậm và sơ vào thấy rất cứng thì là loại dừa già. Khi bạn phân biệt được các trạng thái của cơm dừa thì việc chọn cơm dừa bánh tẻ sẽ dễ hơn nhiều đúng không nào.

Cách bảo quản mứt dừa siêu dễ nhưng giữ được siêu lâu.

Hướng dẫn từng bước cách làm mứt dừa bánh tẻ

Bước 1: Đem cơm dừa bánh tẻ đi sơ chế

Bào sợi cơm dừa

– Cơm dừa bánh tẻ sau khi được mua về sẽ được rửa sơ rồi loại bỏ đi lớp vỏ ngoài nâu nhạt, tiếp đến hãy bổ dừa ra làm hai nửa rồi dùng dao hoặc dụng cụ chuyên bào sợi để gọt quanh miệng dừa thành từng sợi dừa mỏng dài

– Sau đó, cần rửa lại phần cơm dừa bào sợi với nước cho trôi hết lượng dầu trong dừa ra, bạn sẽ thực hiện rửa nước như thể từ 3 – 4 lần rồi chuẩn bị một chiếc thau sạch, cho dừa vào ngâm với nước thời gian từ 10 – 12 giờ.

– Khi ngâm xong, lại rửa sợi cơm dừa thêm một lần nữa để chắc rằng nước rửa cơm dừa đã trong cho thấy dừa đã hoàn toàn hết dầu. Trong trường hợp bạn không muốn mất thời gian để ngâm dừa, có thể thay thế bằng cách rửa sợi dừa với nước ấm rồi lại rửa qua với nước lạnh là xong. Trong suốt quá trình rửa, hãy thật nhẹ nhàng để từng đợi dừa không bị gãy nát bạn nhé.

Cách làm mứt dừa màu hồng nhìn là thích.

Bước 2: Ướp đường cho cơm dừa bào sợi

– Chuẩn bị một chiếc thố sạch, cho sợi dừa đã ráo bớt nước vào, tiếp tục cho thêm đường theo tỷ lệ một cân dừa sẽ ứng với nửa cân đường, ngoài ra, hãy thêm chút vani hay ít sữa đặc vào nữa nhé. Bạn có thể dùng đũa hoặc đeo bao tay thật kỹ để trộn cho đường và dừa quyện vào nhau. Hãy đảo thật nhẹ nhàng để không bị gãy sau đó để ướp trong thời gian  tầm 10 – 12 giờ để sợi dừa trở nên trong se đẹp mắt hơn. 

Bước 3: Xào sợi dừa bánh tẻ làm mứt

Tìm hiểu thêm: Cá thác lác chiên cực dễ làm cho người mới bắt đầu yêu bếp

Sên cho dừa và đường tách rời và khô lại

– Lấy một chiếc chảo rộng, dày và đáy sâu, trút toàn bộ hỗn hợp dừa ướp đường vào trong, bật lửa ở mức vừa, bắt đầu xao dừa thật nhẹ nhàng đều tay. Khi thấy lượng nước đường bắt đầu sệt dần thì chỉnh lửa xuống mức thật nhỏ, tiếp tục đảo dừa tránh bị đứt sợi cho đến khi nước hoàn toàn khô cạn và từng sợi dừa được bao phủ bởi một lớp bột đường mịn màng thì ngừng đảo, tắt bếp và nhấc chảo xuống.

Cách làm mứt dừa màu xanh tinh tế và thơm ngon.

Bước 4: Để nguội và bảo quản mứt dừa

Mứt dừa bánh tẻ thành phẩm

– Trải đều mứt dừa ra khay hoặc mâm rộng rãi để cho nguội hoàn toàn thì mới cho vào lọ thủy tinh hay túi kín bảo quản. Thời gian sử dụng có thể kéo dài đến 20 ngày nếu bạn biết bảo quản mứt đúng cách. 

– Sợi mứt dừa đúng chuẩn sẽ có màu trắng sữa rất đục, được bao quanh bởi bột đường mịn. Khi ăn ta cảm nhận được vị béo nhẹ, dẻo dai, không quá cứng và thoảng hương từ vani hay sữa, cầm lên thấy có sự khô ráo, không bết dính, ẩm ướt. 

Một vài lưu ý trong cách bảo quản mứt dừa bánh tẻ

>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh bông lan bằng nồi chiên không dầu

Bí quyết bảo quản mứt dừa bánh tẻ được lâu

Một trong những tình trạng dễ gặp nhất ở mứt dừa chính là hiện tượng bị chảy nước, điều này có thể xuất phát từ việc lúc sên bạn chưa kiểm tra kỹ xem sợi dừa đã hoàn toàn ráo nước chưa hoặc bạn bỏ qua bước làm mứt nguội hẳn mới bỏ vào lọ bảo quản hay khi làm nguội bạn chỉ dừng ở mức mứt dừa còn ấm thì đã cho vào túi khiến chúng tạo dễ bị giữ hơi và sản sinh ra nước. 

Thế nên, hãy đảm bạn đã sên mứt khô hẳn và đã phơi mứt nguội hoàn toàn trước khi bảo quản bạn nhé. 

– Mứt dừa có thể bảo quản ở môi trường thoáng mát bên ngoài, tránh tiếp xúc với ánh nắng hay không khí hoặc cho vào tủ lạnh ngăn mát để bảo quản cũng rất tốt. 

– Khi ăn bạn chỉ lấy một lượng vừa đủ và hạn chế cho mứt dư vào phần mứt nguyên để tránh tình trạng hỏng mứt nhé. 

Xem video về chi tiết cách làm mứt dừa bánh tẻ bên dưới bạn nhé!

Cách làm mứt dừa bánh tẻ chỉ cần thế thôi đã hoàn thành rồi đấy ạ. Vào ngày tết khi bạn bè và người thân sum họp, cùng nhau ăn ít mứt dừa, uống hớp trà thơm và trò chuyện vui vẻ thì thật trọn vẹn đúng không nào. Chúc các bạn sẽ thành công với cách làm món mứt dừa bánh tẻ này nhé.

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *