Cách làm bánh chưng đen ngon độc lạ mang hương vị riêng

Bánh chưng đen có lẽ đã bao giờ bạn nghe đến món ăn lạ lẫm này chưa? Chắc chắn bạn không nghe nhầm đâu vì đây là một món ăn đặc sản, không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân tộc Tày ở vùng Bắc Hà (Lạng Sơn) đấy. Vậy thì bánh chưng đen có gì khác so với bánh chưng thông thường và cách làm bánh ra sao, cùng Bloganngon.edu.vn khám phá ngay nhé!

Bạn đang đọc: Cách làm bánh chưng đen ngon độc lạ mang hương vị riêng

Mẹo chọn lựa nguyên liệu tươi ngon

Mẹo chọn các nguyên liệu sao cho chất lượng

– Tro rơm nếp cái hoa vàng: chọn những cọng rơm nếp to, có màu vàng ươm ngay sau mùa gặt, từ những ngày đầu tháng 10 Âm lịch. Sau khi chọn được những cọng rơm đạt tiêu chuẩn thì đem phơi khô và đốt thành tro. Chỉ có tro của rơm nếp cái hoa vàng mới có thể làm cho chiếc bánh có màu đen bóng đẹp nhất.

– Gạo nếp: phải sử dụng loại gạo nếp cái hoa vàng. Nên chọn mua gạo hạt to, đều và hạt mẩy, có mùi thơm. Đặc biệt là hạt gạo phải còn nguyên, không bị gãy, vỡ, mọt, có mùi hôi. Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bánh chưng. Bánh có thơm, dẻo hay không là phụ thuộc vào khâu này,

– Thịt ba chỉ: chọn thịt vẫn còn tươi, tỷ lệ nạc và mỡ vừa phải, không quá nạc mà cũng không quá nhiều mỡ. 

– Đậu xanh: chọn loại đã tách vỏ để tiết kiệm thời gian đãi đỗ, chọn loại hạt to đều, mẩy.

– Lá dong: nên chọn lại lá bánh tẻ sẽ dẻo và dễ gói hơn.

Cách làm món bánh chưng chay đổi vị ngay làm ấm thêm không khí ngày Tết vui vẻ

Bắt đầu làm bánh chưng đen thôi nào

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh chưng đen

  • Tro rơm nếp
  • Gạo nếp cái hoa vàng
  • Thịt ba chỉ 
  • Đậu xanh bóc vỏ 
  • Thảo quả khô
  • Lá dong
  • Dây lạt cột bánh 
  • Gia vị, hạt tiêu

Học ngay cách gói bánh chưng vuông tròn đẹp mắt ai cũng tấm tắc khen giỏi

Nguyên liệu làm món bánh chưng đen

Cách làm bánh chưng đen ngon hấp dẫn

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Tro nếp: dùng tay vò thật kỹ, sàng lấy phần tro mịn nhất để trộn với gạo nếp. Ở một số địa phương khác dùng tro của cây núc nác để thay thế tro rơm nếp. Thân cây múc nác lấy về tước hết vỏ rồi đốt thành than, đem đi giã mịn rồi cũng trộn với gạo.

– Gạo nếp: đem đi vo sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, nhặt sạch sạn rồi để ráo nước. Sau đó mới đem trộn với tro mịn. 

Gạo nếp đem trộn với tro mịn

– Trộn thật đều tro với gạo nếp, càng trộn đều thì bánh chưng sẽ càng có màu đen đều và đẹp. 

– Trộn liên tục cho đến khi dùng đầu ngón tay miết mạnh hạt gạo thấy gạo và tro quyện chặt vào nhau, có màu đen nhánh là được. 

– Sau khi trộn xong thì phơi gạo khoảng 15 phút cho khô rồi đem đi sàng sẩy lại một lần nữa để loại bỏ hết những hạt sạn còn sót lại.

– Thịt lợn mua về rửa sạch, thái miếng và ướp với gia vị cho đậm đà. 

– Đậu xanh: Ngâm với nước qua đêm cho nở đều, rửa sạch lại rồi đem đi hấp chín, Sau đó giã nhuyễn và ướp cùng chút hạt tiêu.

– Thảo quả khô: nướng cho thơm rồi giã nhỏ ướp thịt.

– Lá dong: Rửa sạch, lau khô rồi cắt bớt phần đầu và đuôi lá cũng như phần gân cho lá được mềm hơn, khi gói sẽ đẹp.

Cách luộc bánh chưng làm bánh dẻo nhân ngon cả nhà đều thích

Bước 2: Gói bánh chưng đen

– Đầu tiên, bạn xếp những chiếc lá dong nằm ngang rồi tiến hành cho gạo đã trộn tro trải đều và dài lên lá. 

Nhân bánh chưng đẹp mắt

– Bước tiếp đến của cách làm bánh chưng đen là cho đậu xanh trải dài ra một mặt phẳng sạch rồi cho tiếp thịt ba chỉ và chút hành vào để làm nhân bánh. Sau đó nhẹ nhàng và khéo léo để cuộn tròn phần đậu xanh lại thành hình trụ dài làm nhân bánh chưng đen. 

– Đặt phần nhân này trên lớp gạo trộn tro rồi lại tiếp tục cho thêm một lớp gạo lên trên để phủ kín hết đậu xanh, không để đậu xanh bị hở.

– Đến công đoạn gói tạo hình cho bánh: nắm hai bên lá dong cuộn lại một cách khéo léo sao cho nhân bánh nằm ở chính giữa, dùng lạt buộc cố định lại theo chiều ngang.

– Tiếp đó là cố định 2 đầu của bánh và cũng buộc cố định bằng lạt theo chiều dọc thân bánh.

Tìm hiểu thêm: Cách làm gỏi ngó sen tôm thịt ngon, thanh ngọt đậm đà ngay tại nhà

Gói bánh chưng quá ưng ý

Bước 3: Luộc bánh chưng đen

– Trước khi đem bánh đi luộc, nên ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút rồi mới xếp vào nồi. Đổ nước ngập hết bánh và luộc trong 8 – 10 tiếng. Thỉnh thoảng lại đổ thêm nước vào sao cho nước luôn ngập hết bánh.

Tiến hành luộc bánh chưng

Bước 4: Thành phẩm và thưởng thức

– Bánh sau khi chín vớt ra để ráo, tròn đều, không bị vỡ, nát.

– Khi bóc bánh chưng đen thì phải có đường lạt in trên bánh, mùi thơm của các nguyên liệu và lá dong toả ra, lớp gạo đen bóng, mềm dẻo hoà quyện với đỗ xanh và nhân thịt hành bên trong.

Chờ thành phẩm xuất sắc ra lò

Một vài lưu ý nhỏ khi nấu bánh chưng đen

Để có những mẻ bánh chưng ngon hơn

– Nên luộc bánh chưng bằng bếp củi và để lửa to bao quanh nồi bánh để bánh được chín đều, giúp bánh thơm ngon hơn. 

– Ngoài ra, bạn cũng có thể mang bánh còn nguyên lá đi nướng trên bếp than đến khi lớp lá cháy hết để cảm nhận hương vị mới lạ của bánh.

– Người Tày cũng ăn kèm bánh chưng đem cùng gà nướng, thịt trâu khô, … để không bị ngán.

Bánh chưng đen cực đặc biệt nhưng siêu ngon nhé!

>>>>>Xem thêm: Cá mó chiên và các cách chế biến ngon miệng không nên bỏ qua

Bánh chưng đen đem nướng lên ăn cũng ngon phết

Bánh chưng đen là một nét văn hoá truyền thống của xứ Lạng trong dịp Tết, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Mong rằng với chia sẻ của Bloganngon.edu.vn ngày hôm nay, bạn sẽ có thể tự tay làm ra những chiếc bánh chưng đen thật ngon để mời cả gia đình vào dịp Tết.

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *