Cách làm chè lam truyền thống thơm dẻo đúng chuẩn vị Bắc ăn hoài không ngán

Sau khi học được cách làm chè lam ngon chuẩn vị truyền thống, bạn có thể vừa nhấm nháp món bánh thơm ấm, đậm đà, bùi bùi làm từ gạo nếp, đường mía, gừng,… vừa nhâm nhi chén nước chè xanh – một cảm giác rất thú vị, thêm tiết trời se lạnh nữa thì đúng điệu vô cùng.

Bạn đang đọc: Cách làm chè lam truyền thống thơm dẻo đúng chuẩn vị Bắc ăn hoài không ngán


Món chè lam

Bánh chè lam là món ăn dân dã mang đậm nét đặc trưng của vùng thôn quê Bắc Bộ Việt Nam. Nếu như xưa kia chè lam là món ăn dùng để tiến vua, chỉ có vua chúa trong cung mới được thưởng thức như món tráng miệng sau mỗi bữa ngự thiện thì ngày nay, chè lam đã trở thành món quà quê phổ biến, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các khu du lịch để du khách làm quà mang về, thậm chí sang cả trời Tây để giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Chè lam là món đặc sản ở rất nhiều vùng quê khác nhau như chè lam Thạch Xá, Hà Nội, chè lam Thanh Hóa, chè lam Bắc Giang,…

Công thức mỗi nơi mỗi khác nhưng nhìn chung đều dùng những nguyên liệu quen thuộc là bột gạo nếp rang, gừng tươi, đường mật, mạch nha, lạc rang,…Cùng tìm hiểu cách làm chè lam ngon chuẩn vị truyền thống miền Bắc tại đây nhé!

Nguyên liệu

  • Bột nếp rang: 200g
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Đường mật: 200g
  • Đường vàng: 50g
  • Mạch nha: 50g
  • Muối: 1/2 thìa
  • Lạc bóc vỏ: 100g

Sơ chế


Gừng rửa sạch, giã nhỏ.


Lạc rang chín, bóp cho sạch lớp vỏ lụa bên ngoài rồi đem giã dập

Làm bột chè lam

Dùng bột nếp mua ở các siêu thị, đem rang lên trên chảo nóng, chú ý để lửa nhỏ, rang đến khi có mùi thơm là được.


Bột nếp mua ở siêu thị

Bạn cũng có thể tự làm bột nếp bằng cách lấy gạo nếp cái hoa vàng đem rang thơm trên chảo với lửa nhỏ, sau đó tắt bếp để nguội rồi đem xay. Vậy là bạn đã có bột nếp rang tự làm.


Bột nếp rang

Nấu nước đường


Nấu nước đường

Dùng nồi sạch (nên sử dụng loại chống dính) cho đường vàng vào đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường bắt đầu tan ra thì cho tiếp mạch nha và đường mật vào khuấy và nấu cùng, sao cho các nguyên liệu hòa tan vào với nhau.Cuối cùng, bạn cho một chút muối, gừng vào nồi và cũng khuấy đều.

Theo kinh nghiệm của một số làng nghề chuyên sản xuất chè lam, để nước đường đạt đến độ chín hoàn hảo, bạn dùng đũa nhúng vào nồi nước đường, rút ra thấy mật kéo thành sợi dây mảnh sáng như gương là tắt bếp được.

Trộn bột vào nước đường

Chia bột nếp rang làm 2 phần: 3/4 dùng để trộn vào nồi nước đường thành chè lam, 1/4 còn lại “làm bột áo” lát nữa lăn bánh chè.

Cho từ từ 3/4 chỗ bột nếp rang vào nồi, vừa cho vừa khuấy đều tay, lưu ý không đổ ụp tất cả chỗ bột vào cùng một lúc sẽ gây vón cục và không làm chín chè được. Đổ và khuẩy cho đến khi hỗn hợp trong nồi trở nên đặc và dẻo, vừa ăn thì ngừng. Cho tiếp lạc rang giã dập vào trộn đều.

Đổ khuôn chè lam

Rải đều 1/4 phần bột nếp rang còn lại lên một mặt phẳng (một chiếc bàn hoặc mâm sạch). Cho hỗn hợp chè lam vừa đun lên mặt phẳng rồi nhào nặn hỗn hợp này thật nhanh tay và thật kĩ. Nhào nặn đến khi được 1 khối dẻo và hơi cứng thì cho vào khuôn, đợi cho khối chè lam nguội.

Tìm hiểu thêm: Cách làm ghẹ hấp bia thơm ngon chiêu đãi gia đình ngày cuối tuần


Nhào nặn hỗn hợp thật nhanh tay và thật kĩ.

Cắt miếng

Bánh chè lam trong khuôn đã nguội, bạn dùng dao cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp tục lăn các miếng nhỏ này qua bột nếp rang khô để bột phủ kín khắp tất cả bề mặt miếng bánh.

Yêu cầu thành phẩm

Chè lam phải có sự kết hợp hài hòa giữa vị dẻo dai vừa phải từ bột nếp, vị ngọt của mật nấu chín tới, vị cay ấm của gừng, vị bùi béo của lạc rang.


Thành phẩm cách làm chè lam

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

  • Trong khâu chọn gừng, chú ý chọn loại gừng bánh tẻ, không chọn gừng quá non vì không đủ cay và thơm còn gừng già sẽ làm bánh chè lam xơ và cay.
  • Công đoạn cho bột vào trộn cùng nước đường đòi hỏi phải đảo thật nhanh để chè đạt độ mềm dẻo vừa phải, không vón cục, không đính dến mức mắc răng khi ăn. Đó là lí do ở các làng nghề truyền thống làm chè lam, với những nồi chè cực lớn, công đoạn này thường do bàn tay to khỏe của cánh đàn ông đảm nhiệm.
  • Ở công đoạn rắc bột vào nồi nước đường, không nhất thiết bạn phải sử dụng 3/4 lượng bột nếp rang sẵn có mà bạn có thể ước lượng bằng tay, rắc bột cho tới khi chè có độ mềm dẻo vừa ăn, ít bột quá sẽ làm chè dẻo quẹo, dính vào nhau còn nhiều bột quá sẽ làm thành phẩm chè lam bị cứng, khó ăn.

Cách thưởng thức

Chè lam ăn với gì ngon nhất?

Ăn kèm hợp nhất với chè lam dĩ nhiên là nước trà xanh. Nhâm nhi ngụm trà nóng, cắn miếng bánh chè lam dẻo dẻo, bùi bùi, đủ vị thơm cay trong những ngày heo may se lạnh là cảm giác cực kì thú vị, đậm chất quê dân dã vùng Bắc Bộ.


Ăn chè lam, uống trà xanh nóng là hợp nhất

Cách bảo quản

Đựng chè lam trong hộp sạch, đậy nắp kín, để nơi thoáng mát được khoảng 3-5 ngày.

Cách làm khác

Một số loại biến tấu của chè lam

Cách làm chè lam gấc, chè lam lá nếp

Một số nơi như làng cổ Đường Lâm, Hà Nội còn có những món chè lam rất sáng tạo như chè lam lá nếp – có màu xanh và chè lam gấc – có  màu đỏ. Người dân sẽ dùng lá nếp giã nhỏ lọc lấy nước để tạo màu xanh và ruột gấc đun chín để tạo màu đỏ, cho vào cùng nồi nấu chè lam để món chè lam có màu sắc đẹp mắt.


Nguyên liệu làm chè lam gấc, chè lam lá nếp


Làm chè lam gấc

Chè lam khi chờ nguội có thể rắc thêm vừng để món ăn thêm phần sinh động và có mùi thơm hấp dẫn.

>>>>>Xem thêm: Công thức chế biến món cá đuối xào lăn thơm ngon chuẩn vị


Rắc vừng cho chè lam

Cách làm chè lam làm từ đường trắng

Nếu không có mật mía, đường nâu và mạch nha, bạn cũng có thể dùng đường trắng đun lên để tạo thành nồi nước đường keo sánh, có màu vàng cánh gián để làm món chè lam như bình thường.

Thông tin thêm

Nguồn gốc tên gọi món chè lam

Đối với món chè lam Thanh Hóa, tương truyền đây là món bánh có từ thời nhà Lê, sử dụng cho nghĩa quân Lam Sơn mang đi dài ngày trên đường làm lương thực, món ăn vừa để được lâu lại vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Có nơi lại lưu truyền rằng đây là món quà quê quý, chỉ dùng để làm lễ vật dâng lên vua Lê thưởng thức trong các bữa ngự thiện. Bánh chè lam Thạch Xá, Hà Nội lại bắt nguồn từ tấm lòng thành kính với Phật, dân làng đã làm nên món bánh dẻo thơm dâng lễ.

Cũng có nhiều người cho rằng cái tên “chè lam” xuất phát từ hỗn hợp trộn giữa bột và nước đường, trông giống như nấu chè, tuy nhiên hỗn hợp chè này sẽ khô lại thành một khối nên mới gọi là “bánh chè lam”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *