Cách làm nộm sứa xoài xanh đơn giản mà ngon nhất

Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn cách làm nộm sứa xoài xanh – một trong những cách làm nộm sứa nhanh, dễ làm nhưng không kém phần ngon miệng.

Bạn đang đọc: Cách làm nộm sứa xoài xanh đơn giản mà ngon nhất


Món nộm sứa

Nộm sứa là một trong những món nộm được rất nhiều người ưa thích bởi sự thanh mát mà nó mang lại. Nộm sứa có nhiều cách kết hợp nguyên liệu khác nhau như: nộm sứa hoa chuối, nộm sứa thập cẩm, nộm sứa cà rốt, nộm sứa tai lợn, nộm sứa đu đủ… Mỗi cách kết hợp nguyên liệu là 1 biến tấu trong cách làm để mang lại hương vị và sự hấp dẫn khác nhau cho món ăn. Chính vì vậy, ngoài việc chia sẻ cách làm nộm sứa xoài xanh, bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm món nộm sứa từ những nguyên liệu khác nữa.

Nguyên liệu

  • Sứa: 200g
  • Xoài xanh: 1 quả
  • Cà rốt: 1 củ
  • Lạc (đậu phộng): ½ bát
  • Chanh: 2 quả
  • Rau thơm, nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt, tương ớt.

Sơ chế nguyên liệu

Sứa sau khi mua về, bạn đổ sứa ra một cái rổ cho ráo nước. Tiếp đó, bạn đun 1 nồi nước ấm để trụng qua sứa khoảng 5 giây. Trước khi trụng bạn chuẩn bị sẵn một âu nước đá, trụng xong bạn vớt sứa sang âu nước đá rồi cho ra rổ để ráo. Bước này sẽ giúp sứa giữ được độ giòn, món ăn sẽ ngon hơn.


Sơ chế sứa

Xoài xanh và cà rốt gọt vỏ rồi bào sợi. Riêng với xoài xanh, tùy vào sở thích của gia đình mà bạn có thể gọt vỏ hoặc không. Sau khi bào sợi xong, bạn bóp qua với chút muối rồi vắt nhẹ, cho ra đĩa. Cách làm này sẽ giúp giảm bớt vị chua của xoài và vị hăng của cà rốt.


Xoài xanh và cà rốt bào sợi

Chanh vắt sẵn nước cốt ra bát, lọc bỏ hạt để tránh bị đắng.

Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Ớt bỏ hạt, thái sợi nhỏ sau đó ngâm vào tô nước đá để ớt cuộn lại cho đẹp mắt.


Rau thơm rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ tầm 2cm.


Lạc rang bỏ vỏ, đập dập vừa phải, không nên đập vụn quá và cho ra bát.

Pha nước trộn nộm

Pha hỗn hợp nước trộn nộm là bước rất quan trọng trong cách làm các món nộm nói chung và cách làm nộm sứa nói riêng. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến độ ngon của món nộm sứa.

Để làm nước trộn nộm, bạn tiến hành pha theo tỷ lệ như sau:

  • 4 thìa đường
  • 2 thìa nước mắm
  • 2 thìa nước cốt chanh
  • 1 thìa tương ớt
  • 1/2 thìa tỏi
  • Chút xíu bột canh

Quấy đều cho các gia vị hòa tan hoàn toàn. Lưu ý, chỉ cho một chút xíu bột canh để món ăn có vị đậm vừa phải.

Trộn nộm sứa

Sau khi đã sơ chế xong tất cả nguyên liệu, bạn cho xoài, cà rốt, ớt, sứa, rau thơm thái và nước trộn đã pha ở bước trên rồi trộn đều, để khoảng 10 phút cho nguyên liệu ngấm đều phần nước sốt, cho nộm ra đĩa và rắc đậu phộng lên trên bề mặt là có thể thưởng thức được rồi.

Tìm hiểu thêm: Cách làm bánh trôi nước đậu xanh dẻo thơm ai ăn cũng ghiền


Thành phẩm món nộm sứa xoài xanh

Yêu cầu thành phẩm

Món nộm sứa xoài xanh đạt chuẩn cần đảm bảo phần thịt sứa giòn sần sật quyện cùng xoài, cà rốt và lạc rang giòn thơm. Món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay cùng với vị thanh của sứa.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Món nộm sứa còn có tên gọi khác là gỏi sứa, vì vậy, nếu bạn tìm công thức hoặc gặp món ăn nào có tên là gỏi sứa thì cũng đều là một món ăn này. Tuy nhiên, tùy từng vùng miền, món ăn sẽ có một vài biến tấu khác nhau về gia vị.

  • Có thể sử dụng giấm thay bằng chanh, tuy nhiên, chanh sẽ giúp món nộm được đậm đà và dậy mùi thơm hơn.
  • Nếu không thích mùi vị của động phộng, bạn có thể thay thế bằng vừng rang.
  • Bạn có thể cho vào món nộm sứa xoài xanh cả hoa chuối thái nhỏ. Hoa chuối có vị chát, tính ấm, giúp những người yếu bụng có thể ổn định dạ dày hoặc tránh được rối loạn tiêu hóa khi dùng món nộm này.
  • Khi trụng sứa qua nước bạn chỉ trụng trong nước ấm khoảng 5-7 giây, không trụng bằng nước sôi sẽ bị hỏng sứa.
  • Nếu bạn sử dụng sứa tươi (sứa chưa chế biến) thì có thể sơ chế như sau:

    Đối với sứa tươi vừa bắt:

    Bạn đeo găng tay và sử dụng cát để sơ chế sứa vừa giúp chống trơn trượt lại vừa giúp loại bỏ được phần độc tố của con sứa. Bạn nên cầm vào phần mai, tránh cầm vào xúc tu vì độc tố chủ yếu tập trung ở bộ phận này.

    Cắt rời phần mai ra khỏi xúc tu, sau đó lật mặt trong của mai hướng lên trên, rải một ít cát lên bề mặt và dùng tay để loại bỏ phần chất nhờn tại đây cho tới khi sạch hoàn toàn thì rửa sạch lại với nước.

    Đây chỉ là bước sơ chế cơ bản do các ngư dân có kinh nghiệm làm ngay sau khi bắt sứa lên bờ, còn hầu hết sứa bạn mua tại các chợ đã qua bước xử lý này rồi.

    Đối với sứa tươi đã được người bán làm sạch 1 lần:

    Khi mua từ chợ về, bạn vẫn cần sơ chế một lần nữa để đảm bảo sạch độc tố. Đầu tiên, bạn hòa tan muối và phèn vào nước, sau đó ngâm sứa vừa mua trong hỗn hợp này 3 lần cho tới khi nào thịt sứa chuyến sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì rửa sạch với nước lã rồi mới có thể sử dụng.

    Theo kinh nghiệm của người dân vùng biển, với sứa tươi đã qua chế biến 2 lần, bạn có thể ngâm thêm với lá ổi. Vị chát của lá ổi sẽ làm mất vị tanh và giữ đc độ dai của sứa.

Cách thưởng thức

Món nộm sứa xoài xanh là món ăn được nhiều gia đình ưa thích bởi vị chua chua, giòn giòn, ngọt ngọt, thanh mát, dễ ăn. Món ăn này có thể sử dụng trong bất kỳ thời tiết nào. Nó không chỉ phù hợp với bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn rất phù hợp với thực đơn trong các bữa liên hoan, hội họp, mời khách… nữa.


Món ăn này sẽ tuyệt vời và ngon đúng điệu hơn khi dùng kèm với bánh tráng giòn.

Cách làm khác

Món nộm sứa có rất nhiều biến tấu khác nhau, tùy vào khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn có thể lựa chọn nguyên liệu kết hợp với sứa. Cho dù làm nguyên liệu nào thì về cơ bản, các bước chế biến vẫn tương tự như món nộm sứa xoài xanh, chỉ khác là thay xoài xanh bằng nguyên liệu mà bạn chọn.


Hoa chuối bóc lớp bẹ già, thái mỏng, ngâm nước muối loãng để hoa chuối được trắng giòn sau đó trộn nộm như bình thường.


Nộm sứa dưa chuột

>>>>>Xem thêm: Làm mứt dừa viên thơm ngon lạ miệng ai cũng tấm tắc khen


Nộm sứa thập cẩm

Để làm nộm sứa thập cẩm bạn có thể chuẩn bị thêm tôm, thịt ba chỉ, hành tây, ngó sen, rau cần, cà rốt, cải tím… tùy theo khẩu vị.

Thông tin thêm

Ngoài làm nộm, sứa còn được dùng để làm bún sứa, canh sứa, sứa cuốn tôm thịt, lẩu sứa… Sứa có mặt hầu hết ở các vùng miền trên cả nước, tuy nhiên, món ăn này nổi tiếng nhất ở Bình Định.

Với vị mặn, tính bình, có tác dụng nhuận gan, phổi, tiêu đờm, chống ho, thanh nhiệt, đặc biệt tốt cho người bị bệnh tim mạch… trong Đông y, thịt sứa được sử dụng kết hợp với một số vị thuốc để làm thực phẩm chữa bệnh rất tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *