Cách làm tắc chưng đường phèn mật ong đơn giản trong 10 phút

Cách làm tắc trưng đường phèn với mật ong bằng phương pháp hấp cách thủy rất đơn giản, có tác dụng trị ho, đau họng hiệu quả.

Bạn đang đọc: Cách làm tắc chưng đường phèn mật ong đơn giản trong 10 phút


Món tắc chưng đường phèn

Nguyên liệu

  • Tắc: 3,4 trái
  • Đường phèn: 2 thìa
  • Mật ong: 1 thìa

Sơ chế

Tắc xanh hoặc tắc chín đều được nhưng tắc xanh vẫn phải là tắc già, tuy đắng nhưng tốt hơn tắc chín. Tắc mua về rửa sạch, lau khô. Nếu cẩn thận có thể ngâm qua nước muối loãng khoảng 30 phút.

Thái tắc thành các lát mỏng, khi thái tắc bạn có thể bỏ hạt cho bớt đắng tuy nhiên để cả hạt sẽ tốt hơn.

Chưng tắc

Cho tắc vào một chiếc bát nhỏ, cho thêm đường phèn và một thìa mật ong đã chuẩn bị rồi đặt đặt vào trong một chiếc nồi chứa 1 chút nước.

Bắc nồi lên bếp, đậy vung và đun sôi với lửa nhỏ chừng 10 phút là có thể lấy ra sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Cách nấu chè cốm khô xanh dẻo, đơn giản mà ngon trong 15 phút

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn nấu bò nhúng dấm ngon đúng vị ăn hoài không ngán


Tắc chưng đường phèn mật ong

Phần nước tắc mật ong đường phèn nên uống chậm giữ ở phần cổ họng càng lâu càng tốt, mỗi lần 1-2 thìa kết hợp ngậm lát tắc trong miệng 4-5 phút. Ngày sử dụng 3,4 lần, dùng trong 3-4 ngày các triệu chứng ho và đau họng sẽ thuyên giảm.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

  • Bạn có thể để bát tắc đường phèn vào hấp trong nồi cơm điện khi nấu cơm cũng rất tiện. Khi cơm chín cũng là lúc có thể sử dụng tắc chưng.
  • Phương pháp trị ho và đau họng bằng tắc chưng đường phèn có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên không nên áp dụng với những người bị viêm loét dạ dày hoặc ợ nóng.
  • Nên áp dụng cách làm này ở giai đoạn đầu của triệu chứng ho. Khi ho ra đờm màu xanh thì cần phải đi khám bác sĩ và thường phải sử dụng đến kháng sinh để điều trị.
  • Khi làm tắc chưng để trị ho bạn nhất định phải sử dụng đường phèn chứ không sử dụng đường trắng để thay thế. Đường phèn ngoài tác dụng tạo vị ngọt dễ dùng thì theo Đông y, đường phèn có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hòa vị, trừ đàm (đờm)…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *