Mách bạn cách muối sung tại nhà với công thức chuẩn và 2 bước thực hiện đơn giản. Cách làm sung muối ngon nhất khi không bị nổi váng, ăn không quá chát, có vị giòn xen lẫn chút chua cay.
Bạn đang đọc: Cách muối sung ngon không bị váng chát chỉ đơn giản với 2 bước thực hiện
Món sung muối
Sung muối là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị chua cay, giòn ngọt đậm chất quê hương. Với sự kết hợp cùng các gia vị khi thấm vào từng quả hay lát sung được cắt đẹp mắt, tạo thành một món ăn tuy đơn giản nhưng lại rất hấp dẫn.
Muối sung chua cay, giòn ngọt, chát chát hấp dẫn
Sung là một trong những loại cây mọc hoang khá nhiều ở Việt Nam, người ta thường dùng sung để trưng vào những dịp lễ, tết. Ngoài ra từ quả này, ta còn có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như món mặn đến món ngọt, đặc biệt hấp dẫn nhất là phải kể đến món sung muối.
Để làm sung muối không quá khó, những gì bạn cần là chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cần thiết theo đúng tỉ lệ, sau đó là tỉ mỉ làm theo các bước hướng dẫn trong cách muối sung dưới đây.
Nguyên liệu
- Quả sung tươi: 1kg
- Nước lọc: 1 lít
- Đường cát trắng: 30g
- Muối trắng tinh luyện: 50-60g
- Tỏi: vài nhánh nhỏ
- Củ riềng
- Ớt
Sơ chế sung
Chuẩn bị thau nước lạnh, nhỏ thêm vài giọt dấm rồi cho quả sung vào ngâm rửa. Bạn nên dùng tay chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên vỏ quả sung, tuyệt đối không nên dùng bàn chải để chà rửa bên ngoài. Sau đó dùng kéo cắt sát phần cuốn hoặc dùng tay nhẹ nhàng xoay và ngắt bỏ cuống quả trong khi rửa.
Lọc bỏ nước bẩn và tiếp tục rửa quả sung lại từ 2-3 lần với nước lọc cho thật sạch. Vớt ra để cho ráo nước hoặc dùng khăn lau khô.
Rửa sạch quả sung nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn
Khi những quả sung đã khô, thì dùng dao cắt ra làm đôi và xếp chúng vào trong lọ thủy tinh sạch. Nếu sung còn dính nước lã thì món sung muối của bạn sẽ dễ bị nổi váng và nhanh hỏng.
Làm nước muối sung
Chuẩn bị nồi rồi cho thêm nước, đường và muối vào, sau đó đun sôi hỗn hợp. Tỏi bóc vỏ đập dập, thái lát riềng, ớt rồi thả vào nồi hỗn hợp đang đun. Sau đó tắt bếp ngay, để cho nguội bớt thì đổ hỗn hợp trên vào lọ đựng sung.
Tìm hiểu thêm: Cách làm cá nục nướng giấy bạc ngon miễn chê cho bữa tối
Bình sung muối ớt tỏi
Để muối sung được ngon và phần nước muối không bị nổi váng, bạn nên dùng vật nặng như chén/bát hoặc túi nilon sạch có đựng nước để đè chặn lại không cho quả sung nổi lên trên mặt nước. Cuối cùng là đập kín nắp lại và để đến khi quả sung chín chuyển màu vàng là có thể ăn được.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Cách chọn sung ngon
Sung ngon là những quả to vừa, đồng đều, không bị bầm, dập. Tuy nhiên, những quả sung có dấu hiệu hơi bị xước vẫn có thể dùng được vì chúng không làm ảnh hưởng đến mùi vị hay chất lượng của quả sung và nên chọn những quả còn bám trên chùm là ngon nhất.
Sung ngon phải là những quả tươi, còn bám trên chùm
Tuyệt đối không nên chọn những quả sung có nổi nấm mốc hoặc quả có mùi hôi chua, thối.
Nên chọn quả càng tươi càng tốt. Quả sung có thể đem bảo quản 2-3 ngày sau khi thu hái nhưng sau đó sẽ bắt đầu bị hư dần, do đó sau khi mua về bạn nên chế biến ngay đừng để quá lâu.
Thông tin thêm
Hạn chế với người bị bệnh thận
Thành phần của quả sung có chứa oxalate, một loại hợp chất tự nhiên có khả năng gây hại khi được tích tụ trong máu. Khi được đưa vào cơ thể, thận sẽ có nhiệm vụ đào thải, lọc bỏ hợp chất này, tuy nhiên nếu thận không khỏe mạnh sẽ không thể thực hiện chức năng này. Do đó, nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có vấn đề về thận thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn quả sung.
>>>>>Xem thêm: Vịt tiềm là gì?
Muối sung không chỉ là món ngon dân dã còn mang đến nhiều công dụng
Ngoài hạn chế trên thì quả sung còn có nhiều tác dụng khác tốt cho cơ thể như giải độc, tiêu thũng, trị mụn nhọt, tăng cường sức khỏe tim mạch… vì vậy bạn không cần quá lo lắng về sức khỏe khi ăn sung muối đâu nhé.