Cách nấu canh gà có nhiều phương pháp chế biến nhưng nấu canh gà với lá giang là phổ biến và vô cùng hợp vị.
Bạn đang đọc: Cách nấu canh gà với lá giang lạ miệng, thơm ngon hết xẩy
Món canh gà
Canh gà lá giang hấp dẫn người ăn ở vị chua thanh của lá giang quyện với miếng thịt gà đậm đà cùng nước canh ngọt dịu và thêm chút cay nồng của ớt tươi. Đây là món canh gà vô cùng thơm ngon và đặc biệt thanh mát, khi ăn cảm thấy rất lạ miệng.
Nguyên liệu
- Thịt gà: 3-4 lạng
- Lá giang: 1 bó
- Ớt tươi
- Hành khô
- Tỏi
- Gừng
- Các gia vị thông thường
Sơ chế nguyên liệu
Hành khô, tỏi bóc vỏ, gừng nạo vỏ, rửa sạch sau đó băm nhỏ. Ớt tươi bỏ hạt, xắt nhỏ.
Lá giang nhặt sạch, ngâm qua với nước muối loãng, rửa sạch lại khoảng 2-3 lần nước nữa rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó vò nát lá giang để lá tiết ra được vị chua và khi ăn rau cũng mềm hơn.
Lá giang rửa sạch rồi vò nát để rau mềm và tiết ra vị chua
Thịt gà sau khi mua về bóp với 1 chút muối hạt, rửa sạch sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn.
Cho thịt gà ra tô, cho 1 chút hành, tỏi, gừng và ớt đã băm nhỏ vào cùng sau đó trộn với 1 chút gia vị như 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa mì chính, 1/2 thìa hạt tiêu.
Ướp thịt gà trong khoảng 10-15 phút để thịt ngấm đều gia vị.
Cách nấu canh gà
Đặt nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào phi thơm cùng với số hành, tỏi, gừng đã băm nhỏ còn lại.
Ở công đoạn này, cho thêm 1/2 thìa nước mắm để nước canh gà thơm và đậm vị hơn. Sau đó trút phần gà đã ướp vào và xào lăn đến khi thịt gà săn lại.
Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi canh (lượng nước canh có thể thay đổi tùy vào số người ăn), để lửa vừa cho đến khi canh gà sôi thì hạ lửa nhỏ, đậy vung và ninh khoảng 20 phút để thịt gà được chín mềm.
Sau khi thịt gà chín mềm, vặn lửa to lên 1 chút để nước canh sôi bùng lên rồi thả lá giang vào.
Nêm gia vị vừa ăn và nấu đến khi lá giang chín mềm thì múc canh ra tô.
Tìm hiểu thêm: Cách làm bánh bèo ngọt chuẩn vị thơm ngon đến miếng cuối cùng
Thành phẩm cách nấu canh gà.
Món canh gà này nên ăn lúc nóng. Không quá khó trong khâu chế biến món ăn, chúc bạn thành công với cách nấu canh gà này nhé.
Yêu cầu thành phẩm
Canh gà lá giang có hương vị đặc trưng của lá giang và mùi thơm của thịt gà.
Khi ăn, nước canh gà đậm đà, có vị chua thanh của lá giang hòa quyện với vị ngọt dịu của thịt gà rất hấp dẫn.
Nước canh gà lá giang trong, thịt gà có màu vàng nhạt tươi tắn trong khi lá giang vẫn giữ được màu xanh.
Canh gà lá giang nên ăn khi nóng để cảm nhận được hết vị ngon của món canh gà này. Nếu ăn được ớt, bạn có thể tùy chỉnh liều lượng ớt tươi khi chế biến món ăn.
Nhiều người nói rằng, họ không thể nào quên cái cảm giác tuyệt vời khi được xì xụp bát canh gà lá giang lúc nóng hổi, chua thanh, dịu ngọt và cay nồng khi trời đông giá rét.
Ngoài vị thơm ngon hấp dẫn, canh gà lá giang còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm…
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Nên chọn thịt gà ta, bởi thịt gà ta không bị bở thịt, khi nấu cũng có mùi vị thơm ngon hơn.
- Để nước canh gà lá giang được trong thì trong quá trình nấu nên hớt bỏ lớp bọt.
- Để lá giang được xanh thì nên thả lá giang vào nồi canh lúc nước canh đang sôi bùng lên và không nên nấu lá giang quá nhừ.
- 1 điểm cần lưu ý là không nên nấu canh gà lá giang trong nồi nhôm.
Nếu buộc phải nấu canh gà lá giang bằng nồi nhôm thì sau khi thả lá giang vào không nên ninh canh quá lâu hay hâm lại canh nhiều lần. Bởi vì trong lá giang có vị chua, khi nấu bằng nồi nhôm quá lâu thì sẽ khiến cho nồng độ nhôm tăng cao, dễ gây ngộ độc cho người ăn.
Tốt nhất sau khi lá giang chín tới thì nên múc canh ra tô luôn để ăn khi nóng.
Thông tin thêm
Lá giang là lá gì?
>>>>>Xem thêm: 2 cách làm khô heo hết sức đơn giản nhưng siêu cấp ngon
Cây lá giang
Cây lá giang là loài dây leo thường sinh sống và phát triển ở các vùng ven sông, kênh rạch, rừng núi cao… như vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái hay vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Lá giang thường được dùng để chế biến các món ăn như gỏi, xào, nấu canh, làm lẩu và được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo nghiên cứu, lá giang có tác dụng giải độc, kháng viêm, lợi tiểu, chữa trướng bụng đầy hơi, đau nhức xương khớp…