Tự học cách làm cóc dầm chua ngọt ngon chảy nước miếng

Khám phá cách làm cóc dầm chua ngọt bằng phương pháp thắng nước hàng trộn cóc dầm với ớt bột, ớt tươi và nước mắm sau đây để thưởng thức món ăn vặt lý tưởng cho chị em phụ nữ này nhé.

Bạn đang đọc: Tự học cách làm cóc dầm chua ngọt ngon chảy nước miếng


Món cóc dầm

Từ lâu, cóc dầm đã trở thành món ăn yêu thích không chỉ của các tín đồ ăn vặt như chị em phụ nữ mà còn là của giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Vì thế ngày nay, cóc non, mơ xanh, mận xanh đã và đang trở thành xu hướng kinh doanh của nhiều người.

Hơn nữa, trong trái cóc quen thuộc còn chứa nhiều lợi ích sức khỏe ít người biết như: kích thích hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc hay giảm cân, chống lão hóa, làm tươi mới cơ thể và chống lại cơn buồn ngủ …

Nguyên liệu

  • Cóc non: 1kg
  • Đường: 200g
  • Nước mắm: 50ml
  • Muối: 10-15g
  • Ớt bột: 10g
  • Ớt tươi: 1-2 trái
  • Nước lọc

Sơ chế cóc


Pha một bát nước lạnh với muối.


Gọt vỏ cóc, cắt làm đôi và ngâm trong nước muối để cóc ra bớt nhựa chát.

 

Làm sốt trộn cóc


Thắng đường trắng trong nồi. Nếu bạn sử dụng đường vàng thì có thể bỏ qua bước này.

Để đường tan tự nhiên trong nồi. Đợi đến khi đường ngả màu nâu vàng thì đổ thêm nước cho hòa tan.

Tìm hiểu thêm: Cách làm món thịt bê xào lăn ngon lạ miệng


Sau khi tắt bếp, nhanh tay thêm muối, nước mắm và ớt bột.

Trộn cóc dầm


Trong lúc đợi nước sốt nguội thì rửa lại cóc vừa ngâm dưới nước lạnh, để ráo.

Trộn cóc đã để ráo nước và nước sốt cùng nhau, thêm ớt tươi tùy khẩu vị.

Ngâm cóc và bảo quản

>>>>>Xem thêm: Cách tẩm ướp món nầm lợn nướng cho món thơm ngon trọn vị


Ngâm cóc trong hộp đậy kín khoảng 1 ngày là có thể đem ra thưởng thức.

Bạn có thể bảo quán cóc trong tủ lạnh khoảng 7 ngày. Nếu chưa ăn ngay, bạn có thể chắt bớt nước để giữ độ giòn cho cóc.

Yêu cầu thành phẩm

Cóc ngâm xong vẫn phải giữ được độ giòn, không bị chát, các vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện, vừa miệng ăn.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

  • Khi chọn cóc, nên chọn cóc non (cóc bao tử), bạn sẽ không cần tách bỏ hạt.
  • Nếu bạn dùng cóc già đã có hạt, trong quá trình gọt cóc và tách miếng, bạn có thể cầm khăn lót để tay không bị đau. Tách cóc thành các miếng vừa ăn, cỡ múi cau.
  • Lưu ý, cần để cho nước sốt nguội và cóc thật ráo mới bắt đầu trộn, như vậy sẽ giữ được độ giòn và sốt không nổi váng.
  • Bạn nên chọn hũ thủy tinh để ngâm cóc. Nếu cẩn thận, hãy tiệt trùng hũ bằng nước sôi để tránh cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn cóc nhanh bằng cách trộn trực tiếp đường vào cóc đã sơ chế và để ráo. Đến khi đường tan thì thêm muối và ớt cho vừa miệng.

    Lưu ý, phải trộn đường tan hết rồi mới cho muối, như vậy cóc sẽ không bị nhũn nát. Đây cũng là mẹo bạn có thể sử dụng với bất cứ các loại hoa quả nào khác.

  • Bên cạnh đó, bạn có thể sáng tạo bằng cách trộn cóc cùng với chân gà muối hay gân bò, thịt bò khô… đây sẽ là món ăn không chỉ được phụ nữ, trẻ nhỏ mà còn cả cánh mày râu đặc biệt yêu thích.
  • Cóc non có thể dùng như món ăn kèm với các món nướng, món nguội, thịt muối, đặc biệt phù hợp dùng trong các bữa tiệc hoặc dùng làm món khai vị. Cóc non ngâm chua ngọt được xem là món ăn giúp trung hòa vị béo ngậy của các món giàu đạm, chiên rán đồng thời có thể dùng như một món rau.

Long Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *