Cách làm bánh rán Doremon nhân đậu đỏ đơn giản từ bột mì

Giúp bạn tự tay làm bánh rán Doremon nhân đậu đỏ với bột mì bằng chảo rất đơn giản ngay tại nhà. Với 5 bước hướng dẫn trong cách làm này, món bánh rán Doremon của bạn sẽ ngon nhất với lớp vỏ bánh xốp, mềm, dẻo, khi ăn có vị ngậy của trứng. Nhân đậu đỏ bên trong bùi bùi kết hợp với vỏ bánh có vị hài hòa khi ăn.

Bạn đang đọc: Cách làm bánh rán Doremon nhân đậu đỏ đơn giản từ bột mì


Món bánh rán doremon

Nguyên liệu

  • Bột mì: 150g
  • Đường trắng: 100g
  • Bột nở: 5g
  • Mật ong: 25ml
  • Rượu trắng: 15ml
  • Trứng gà: 2 quả
  • Đậu đỏ: 200g
  • Muối: 1 thìa cà phê
  • Vani: 1 ống
  • Dầu ăn
  • Nước sạch: 50ml

Làm vỏ bánh

Đường cho vào máy xay xay thật mịn.

Đầu tiên, bạn đập trứng gà vào một cái tô lớn, thêm vào đó một chút đường, dùng dụng cụ đánh trứng để đánh tan hỗn hợp trên. Tiếp đó, bạn cho thêm mật ong, dầu ăn, rượu trắng vào khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Các loại phụ gia này sẽ giúp bánh thơm và béo hơn.


Dùng dụng cụ đánh trứng để đánh tan hỗn hợp trên

Bạn chuẩn bị 1 cái tô lớn, cho muối vào trong, rây bột mì và bột nở sao cho thật mịn để bột không vị món cục. Đây chính là bí quyết để giúp bánh đẹp và xốp hơn. Trộn đều hỗn hợp bột.


Trộn đều hỗn hợp bột sao cho thật mịn

Trút hỗn hợp bột mì vào hỗn hợp trứng, trộn nhẹ nhàng cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau và có độ sánh mịn. Bạn đổ thêm nước lọc vào, dùng dụng cụ đánh trứng đánh đến khi nâng lên thấy bột chảy thành dòng liên tục, hỗn hợp bột sền sệt và rất mịn. Thêm vani vào trộn đều để bánh thơm hơn. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 – 30 phút.

Làm nhân đậu đỏ

Để làm nhân đậu đỏ bạn phải đãi sạch vỏ, loại bỏ những hạt đậu hư hỏng rồi ngâm nước ấm trước khoảng 6 – 8 tiếng cho đậu nở ra.


Bạn nên ngâm đậu đỏ trước nhiều giờ so với thời gian làm bánh

Khi chờ bột nghỉ, bạn tiến hành làm nhân đậu đỏ như sau:

Vớt đậu ra rổ, rửa lại với nước sạch rồi để ráo. Cho đậu vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ để xâm xấp đậu, thêm ½ thìa cà phê muối vào nồi rồi đun cho đến khi đậu chín mềm. Lưu ý, lượng nước không nên ít quá và phải đun với lửa nhỏ.

Khi đậu chín, bạn lấy ra ngoài, để nguội hoàn toàn rồi cho vào máy xay sinh tố, đổ cả nước luộc đậu vào rồi xay thật nhuyễn.


Cho đậu và nước luộc vào máy xay xay thật nhuyễn

Bắc chảo lên bếp đun nóng, đổ đậu xay vào chảo, thêm đường vào (bạn điều chỉnh lượng đường vừa đủ để nhân đậu có vị ngọt vừa ăn). Đun đậu với lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi cạn nước, hỗn hợp sánh và sệt lại. Múc nhân đậu ra bát.


Sên hỗn hợp đậu đỏ xay trên chảo cho đến khi rút nước và sệt lại

Tìm hiểu thêm: Canh mướp nấu tôm thơm ngon lạc lối về cho cả gia đình bạn


Vậy là chúng ta đã có thành phẩm nhân đậu đỏ cho món bánh rán Doremon rồi đấy!

Rán bánh

Bạn dùng chảo chống dính để rán bánh, đun chảo nóng rồi rưới một chút dầu ăn lên trên, tráng đều sao cho dầu phủ khắp mặt chảo. Sau đó dùng khăn giấy khô lau sạch dầu, chỉ cần dầu bám một lớp rất mỏng để không bị cháy chảo là được. Lưu ý là chiếc bánh của bạn sẽ không có màu vàng đều hấp dẫn nếu còn quá nhiều dầu trên chảo.

Bạn múc một muôi bột nhỏ (lấy bột gọn gàng, không để bột chảy loang khắp chảo), giữ muôi ở một vị trí rồi từ từ đổ bột vào giữa chảo. Nếu muốn bánh có hình tròn đẹp mắt thì phải đổ bột từ trên cao xuống, cách chảo khoảng 20cm, đổ từ từ và đều tay thì bánh sẽ tròn đều.


Rán bánh Doremon phải khéo léo một chút thì bánh mới đẹp

Để lửa nhỏ trong suốt quá trình rán. Rán khoảng 2 phút cho đến khi mặt bánh nổi bong bóng và hơi khô lại thì dùng nĩa bẩy nhẹ cạnh bánh lên xem, nếu thấy bánh đã chuyển sang màu vàng đậm, bánh khô và róc khỏi chảo thì lập úp bánh lại. Lúc này bạn đã có một mặt bánh rất mịn và đẹp, chỉ cần rán thêm khoảng 1 phút cho mặt bánh bên kia khô là được.


Bạn có thể tranh thủ rán nhiều bánh trên cùng một chảo để đỡ tốn thời gian chờ đợi

Làm tương tự cho đến khi hết bột. Xếp bánh ra đĩa cho nguội.

Gói bánh Doremon

Bạn trải một miếng màng bọc thực phẩm lên một cái đĩa tròn lớn, đặt một miếng bánh vào giữa, lưu ý là để mặt bánh màu vàng đậm úp uống dưới. Dùng thìa phết đều một chút nhân đậu đỏ vào giữa bánh, không phết lên toàn bộ mặt bánh. Đặt một chiếc bánh khác lên, phần bánh đẹp quay ngược lên trên, up phần bánh khô vào nhân đậu đỏ.

Gấp màng bọc kín hết bánh rồi cho vào dòng bàn tay, ấn nhẹ và xoay xung quanh để bánh dính lại với nhau và bọc kín lớp nhân đậu đỏ bên trong. Nếu bạn phết quá nhiều nhân, khi ép bánh, đậu đỏ sẽ chảy ra ngoài. Gỡ bọc ra, xếp bánh vào đĩa rồi thưởng thức.


Gói theo cách này 2 phần vỏ bánh sẽ dính chặt và bọc kín nhân bên trong

Lưu ý:

Gói bánh theo cách trên bạn sẽ có những chiếc bánh Doremon đồng nhất, 2 phần vỏ bánh dính chặt nhau và bọc kín nhân bên trong. Nếu muốn bánh để lộ phần nhân cho hấp dẫn, bạn chỉ cần phết đậu đỏ rồi đặt một miếng bánh lên trên, sau đó ấn nhẹ 2 mặt bánh lại với nhau là được.


Nếu muốn để lộ nhân bánh thì có thể làm theo cách này

Trình bày và thưởng thức

Xếp bánh ra đĩa, bạn có thể xếp chồng lên nhau hoặc bánh này gối lên bánh kia sao cho đẹp mắt. Cắt đôi vài chiếc bánh để nhìn thấy phần nhân bên trong, làm như vậy trông bánh sẽ rất hấp dẫn. Nếu muốn ăn ngọt hơn, bạn có thể rưới thêm chút mật ong hoặc siro trái cây lên mặt bánh rồi thưởng thức.

Nếu làm xong mà chưa ăn hết, bạn hãy cho bánh vào túi nilong, bọc kín lại rồi bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 ngày vẫn có thể sử dụng bình thường, khi ăn cho vào lò vi sóng quay vài giây là xong.

Cách làm bánh rán Doremon nhân đậu đỏ mềm thơm, béo ngậy với 5 bước thực hiện rất đơn giản, làm một lần có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng vài ngày. Đối với các gia đình có con nhỏ thì đây là món bánh bạn không thể bỏ qua. Những chiếc bánh Doremon tròn xoe, thơm ngậy với màu sắc nổi bật sẽ giúp bé ăn ngon và cực kì thích thú, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối để bảo vệ sức khỏe cho con.

Yêu cầu thành phẩm

    1. Những chiếc bánh rán tròn đều, lớp vỏ ngoài nhẵn bóng, màu vàng nâu đẹp mắt.
    2. Vỏ bánh mềm xốp nhưng dẻo và có độ đàn hồi, khi ăn có vị thơm ngậy của trứng.
    3. Nhân đậu đỏ bên trong nằm gọi trong từng chiếc bánh, nhân mềm mịn, bùi bùi, khi kết hợp với vỏ bánh có vị hài hòa vừa ăn.


    Bánh rán Doremon hấp dẫn bằng cả hình thức lẫn hương vị

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

  • Để bánh có bề mặt láng mịn, bạn nên dùng chảo có phần lòng trơn láng. Ưu tiên các loại chảo điện.
  • Để vỏ bánh vàng đều thì bạn đổ bột vào giữa chảo, điều chỉnh sao cho bánh có đường kính khoảng 10cm, như vậy bánh sẽ chín đều và có kích thước bằng nhau, đẹp mắt.
  • Khi rán bánh phải để lửa nhỏ, nếu nôn nóng mà vặn lửa lớn bánh sẽ bị cháy khét ngay.
  • Để thay đổi khẩu vị khi làm bánh Doremon, bạn có thể biến tấu một chút với phần vỏ bánh hoặc nhân bánh bằng cách thêm trà xanh, bột cacao… vào, bánh sẽ có màu sắc và hương vị mới lạ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân bánh Doremon có nhiều màu sắc khác nhau.

Thông tin thêm

Ăn bánh rán Doremon khi nào? Ăn với gì thì ngon nhất?

Bánh Doremon có thể ăn bất cứ lúc nào, dùng làm món điểm tâm hay món ăn chơi, ăn vặt đều được. Khi thưởng thức, nếu muốn tăng thêm vị thơm ngon thì bạn dùng kèm với chút sữa và trà xanh trước khi ăn sáng hoặc ăn điểm tâm. Ngoài ra, vừa ăn bánh Doremon vừa thưởng thức ly trà nóng cũng rất thú vị đấy!

Tìm hiểu thêm vài nét về bánh Doremon

Bánh Doremon là loại bánh cổ truyền của Nhật Bản, ra đời cách đây hơn 100 năm nhưng chỉ mới nổi tiếng kể từ khi bộ truyện tranh Doremon ra đời (Doremon là bộ truyện tranh yêu thích, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người). Nếu đã từng xem truyện Doremon bạn sẽ không thể quên được chiếc bánh rán đặc biệt mà hầu như tập nào cũng xuất hiện.

>>>>>Xem thêm: Nhâm nhi cùng với món cá trê nướng lai rai cuối tuần


Bánh Doremon nổi tiếng thế giới cùng với bộ truyện tranh Doremon

Bánh Doremon còn có tên gọi khác là Dorayaki. Người Nhật cũng không biết cái tên Dorayaki xuất phát từ đâu nhưng có giả thuyết cho rằng: Dora là cái cồng chiêng, do hình dáng của bánh tròn như cái cồng chiêng nên được gọi là Dorayaki. Bên cạnh đó cũng có truyền thuyết cho rằng một người nông dân đã dùng chiếc cồng chiêng để rán bánh nên gọi là bánh Dorayaki. Ngoài ra, ở vùng Kansai của Nhật Bản như Osaka hoặc Kyoto, loại bánh này còn được gọi là Misaka, có nghĩa là chiếc mũ rơm (có lẽ là do bánh có màu vàng giống như rơm và tròn như chiếc mũ).

Theo các tài liệu ghi chép lại, Dorayaki được tạo ra trong giai đoạn Taisho (1912 – 1926) với hình dáng ban đầu là một lớp bánh được gấp lại. Đến năm 1914, bánh được cửa hàng Usagiya ở quận Ueno (Nhật Bản) phát minh với dạng 2 lớp bánh và phát triển cho đến bây giờ.

Không chỉ là loại bánh thông thường, tại Nhật Bản, Dorayaki còn có hẳn một ngày kỉ niệm riêng là ngày 4/4. Lý do là vì bánh Doremon là loại bánh được trẻ em Nhật Bản rất yêu thích. Trong khi đó, ngày bé gái của Nhật là 3/3, ngày bé trai là 5/5 nên chọn ngày 4/4 ở giữa để kỉ niệm ngày làm bánh Dorayaki.

Dorayaki theo công thức truyền thống sẽ có nhân đậu đỏ bên trong, theo thời gian, người Nhật đã sáng tạo thêm nhiều loại nhân để tạo sự đa dạng như: nhân đậu xanh, đậu trắng, hạt dẻ, nhân kem, nhân trà xanh matcha…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *