Hướng dẫn bạn 3 bước thực hiện cách làm dưa góp dưa chuột với cà rốt và đu đủ xanh ăn giòn sần sật cùng 7 lưu ý nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, giúp món ăn của bạn đạt được màu sắc và hương vị ngon nhất.
Bạn đang đọc: Cách làm dưa góp dưa chuột với cà rốt và đu đủ xanh ăn giòn sần sật
Món dưa góp dưa chuột
Hầu như có mặt trong tất cả các mâm thức ăn, chống ngán cho các món ăn dầu mỡ, dưa góp dưa chuột là món ăn kèm hàng đầu trong lòng người Việt.
Dưa góp có thể làm từ một loại rau củ hay từ nhiều loại khác nhau: dưa leo, đu đủ, cà rốt, bông cải, giá, hẹ, rau muống,…
Dưa góp dưa chuột ngon giòn sần sật, thanh mát, chuẩn màu tươi mới của rau củ giúp bữa ăn thêm ngon mắt. Và làm ra món này chuẩn vị, chuẩn mùi, dùng lâu vẫn nguyên hương vị ban đầu luôn là mối trăn trở của các chị em khi ngày tết cận kề.
Bài này, chúng ta cùng điểm lại cách làm dưa góp dưa chuột và một số mẹo vặt trong cách làm giúp món ăn của bạn trở nên ngon nhất.
Nguyên liệu
- Dưa chuột: 2 trái
- Cà rốt: 1 củ
- Đu đủ xanh
- Su su: 1 củ
- Tỏi, muối, đường, giấm (hoặc chanh), nước mắm loại ngon.
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu
Dưa chuột: rửa sạch (bạn có thể gọt vỏ hoặc không để tạo màu xanh), ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10-15. Sau đó, vớt dưa chuột ra, loại bỏ phần ruột dưa, tiến thành sắt thanh dài tầm 3-4cm, dày khoảng 0,5cm.
Đu đủ: nạo sạch vỏ ngâm nước cho cho ra hết nhựa. Sau đó tiến hành sắt tương tự dưa chuột rồi ngâm nước thêm 1 lần nữa.
Cà rốt: rửa sạch, gọt vỏ, sắt thành thanh tương tự như dưa chuột, độ dày có thể mỏng hơn. (có thể thái miếng vuông, thái gợn sóng)
Su su: rửa sạch, gọt vỏ, sắt thành thanh tương tự các loại nguyên liệu khác. Sau đó cho phần su su và cà rốt đã sắt vào chung bát to rồi cho 1 ít muối tinh vào, trộn đều tay, để chừng 15 phút. Su hào và cà rốt sẽ tiết ra 1 lượng nước, đổ bỏ nước đi. Cách này sẽ giúp su su và cà rốt giòn lâu hơn.
Sau khi chuẩn bị, ta luộc sơ tất cả các nguyên liệu với nước sôi. Nhanh chóng vớt ra và đổ nhanh vào nước lạnh, để ráo nước. Ngay tại đây, bạn có thể để nguyên liệu ra phơi nắng chừng 10 phút để ráo nhanh và giảm được lượng nước trong rau củ. Bí kíp để các mẹ có thể làm ra được món dưa góp tươi ngon nhất.
Pha hỗn hợp nước mắm ngâm
Trong lúc đợi các nguyên liệu đã sơ chế ráo nước, ta tiến hành pha hỗn hợp nước mắm ngâm. Rau củ tươi ngon, nước mắm đậm vị, thanh dịu sẽ là sự kết hợp không thể chối từ. Đây là bước quan trọng, quyết định hương vị của dưa góp.
Tìm hiểu thêm: Cách làm bánh chuối nướng đơn giản mà thơm ngon hấp dẫn tại nhà
Nước mắm ngâm dưa góp
Có 2 cách pha nước mắm: bằng dấm hoặc bằng chanh.
Pha bằng dấm:
Cho nước, dấm, đường, nước mắm loại ngon theo tỉ lệ 1:1:1:1.
Đun sôi hỗn hợp chừng 1 phút rồi thái lác tỏi hoặc đập dập vào để nguội.
Pha bằng chanh:
Pha với tỉ lệ: 3 muỗng nước lọc-2 thìa chanh-2 thìa đường-2 thìa mắm ngon
Tương tự, ta tiến hành đun sôi hỗn hợp chừng 1’ rồi thái lác tỏi hay đập dạo vào, đợi nguội.
Ở đây ta nên đun sôi hỗn hợp này để làm giảm độ gắt của nước mắm, dấm làm hỗn hợp nước trở nên dịu nhẹ hơn, cho thêm tỏi vào để đảm độ giữ mùi và làm dưa góp khi hoàn thành sẽ thơm ngon hơn.
Tiến hành ngâm
Cho rau củ đã rào vào hủ thủy tinh. Bạn có thể sắp xếp có bố cụ để hình từ bên ngoài đẹp hơn.
Cho hỗn hợp vào từng chút một. Đổ quá nhanh và ồ ạt vào dễ gây tràn và cách sắp xếp trước đó bị phá hỏng.
Các lưu ý cần nhớ:
– Thứ nhất:
Tránh ngâm rau củ quá lâu trong nước sôi ở bước sơ chế tránh làm rau củ chính mất đi độ giòn.
– Thứ hai:
Ngoài xả nước lạnh sau khi luộc sơ nguyên liệu, bạn có thể cho vào tủ lạnh để tăng độ giòn.
– Thứ ba:
Phơi ráo nguyên liệu tránh phơi ở nơi ánh sáng trực tiếp. Dễ làm giảm bớt lượng vitamin có trong rau củ.
Phơi nguyên liệu
– Thứ tư:
Phải đợi hỗn hợp nước mắm ngâm thật nguôi mới cho vào ngâm. Nếu đổ khi còn nóng sẽ làm dưa góp mau hỏng, nổi váng không dùng được lâu.
– Thứ năm:
Chọn hủ thủy tinh bạn nhé. Hủ thủy tinh sẽ giúp dưa góp tươi ngon lâu hơn hủ nhựa. Cần lựa hủ vừa vặn, không quá lớn hay quá nhỏ dẫn đến chèn ép nguyên liệu hay dư quá nhiều không gian. Bạn nên rửa hủ thật sạch, trán qua nước sôi, phơi thật khô trước khi cho nguyên liệu vào. Cách này sẽ giúp dưa thấm đều vị hơn.
– Thứ 6:
Cần cho hỗn hợp nước mắm ngâm vừa đủ làm ngập toàn bộ nguyên liệu.
– Thứ 7:
Ngâm tầm 2-3h là đã ăn được rồi nhưng để rau rủ thấm đều bạn nên ngâm tầm khoảng 1-2 ngày. Sau khi dưa đã chua bạn có thể hãm vị chua bằng cách cho vào tủ lạnh và ăn dần sau đó trong khoảng 7 đến 10 ngày. Khi ăn có thể trộn với rau thơm, húng quế thái nhuyễn để món ăn trông hấp dẫn, đẹp mắt hơn.
Yêu cầu thành phẩm
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn nấu món gà kho thơm đơn giản mà thơm ngon cho cả nhà
Món dưa góp dưa chuột
Để món dưa ngon đúng vị cần đạt các tiêu chuẩn sau:
– Về hình thức, màu sắc:
+ Rau củ sau khi ngâm vẫn giữ được độ tươi sáng đẹp mắt không thâm hay đổi màu.
+ Các nguyên liệu vẫn giữ nguyên cách sắp xếp bạn đầu không trôi nổi, rời rạc.
+ Nước ngâm vẫn trong bóng màu nâu vàng không quá rõ rệt.
– Về hương vị:
+ Ngửi ngay được mùi chua ngọt thơm khi mở nắp.
+ Vị thanh dịu của nước ngâm.
+ Rau củ không những tươi sáng, màu không đổi mà còn giòn, chua thanh, dịu ngọt, thấm đều. Nhờ vào hương vị này giúp món ăn không ngán, đặc biệt là món có nhiều dầu mỡ, chiên xào.
Thông tin thêm
Dưa góp thường được ăn cùng?
Dưa góp là món ăn kèm quá đổi quen thuộc với chung ta. Dưa góp có thể ăn kèm với hầu hết các món ăn. Đặc biệt vào ngày Tết, nó trở thành món ăn không thể thiếu trong măm cổ hay các bàn tiệc.
Vị chua thanh ngọt dịu nhẹ sẽ làm giảm độ ngậy béo của các món ăn dầu mở. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ngón: thịt kho trứng, bánh tét, các món chiên, nướng,..
Lợi ích và tác hại của dưa góp mà các mẹ nên biết
– Ngoài công dụng giúp các món ăn chống ngán, ăn dưa góp còn có các lợi ích:
- Bổ sung các lợi khuẩn, tăng cương hệ miễn dịch.
- Cung cấp vitamin C, giảm thiểu các loại bệnh do thiếu loại vitamin này gây ra: lỡ loét, viêm nhiễm khoan miệng.
- Thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa.
– Ngon, tốt là thế nhưng dưa góp vẫn tồn tại những tác hại:
- Người có bệnh về tim, gan, thân, huyết áp không nên ăn dưa góp vì dưa góp chứa men tiêu hóa cao dễ gây những biến chứng bất lợi.
- Không nên ăn quá thương xuyên hay quá nhiều. Khi đói, nên ăn kèm với món khác.
Bạn có thể mua dưa góp ở đâu?
Dưa góp rất đa dạng và phổ biến trên thị trường. Bạn có thể đi chợ hay ra siêu thị đều có thể thấy dưa góp được chưng bày với đầy đủ chủng loại và kích cỡ.