Hướng dẫn đầy đủ cách làm sữa chua nếp cẩm tại nhà đạt chuẩn hương vị thơm ngon như sữa chua nếp cẩm Mộc Châu. Phần mẹo và lưu ý phía dưới sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp khi làm món ăn này.
Bạn đang đọc: Cách làm sữa chua nếp cẩm tại nhà ngon dẻo ăn là thích
Món sữa chua nếp cẩm
Cách làm sữa chua nếp cẩm bao gồm 2 phần là: làm sữa chua và nấu nếp cẩm. Nếu muốn đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất, bạn có thể chỉ nấu nếp cẩm và ăn với sữa chua bán sẵn.
Nguyên liệu
- Nếp cẩm: 300g
- Sữa đặc: 1 hộp
- Đường trắng: 150g
- Sữa tươi không đường: 1 hộp (1 lít)
- Sữa chua có đường: 2 hộp
- Lá nếp (lá dứa): 30g
- Nước cốt dừa: 1 hộp
- Muối
- Hũ thủy tinh loại nhỏ
- Nồi cơm điện hoặc thùng xốp
Nếp cẩm ngâm nước trước 4 tiếng rồi nấu với lá nếp và đường trắng. Đun nóng sữa tươi không đường với sữa đặc, vừa đun vừa quấy cho sữa đặc tan sau đó để nguội rồi cho sữa chua vào khuấy đều. Múc sữa chua vào các lọ thủy tinh nhỏ rồi ủ trong nồi cơm điện hoặc thùng xốp với nước nóng khoảng 8 tiếng để sữa chua lên men. Khi ăn, trộn đều nếp cẩm với sữa chua cùng đá lạnh.
Nấu nếp cẩm
Nếp cẩm mua về đãi sạch, loại bỏ những vỏ trấu và các hạt nổi bên trên rồi ngâm nước ở nhiệt độ thường từ 4-8 tiếng. Nếu ngâm nước ấm (70-80 độ) thì giảm thời gian ngâm xuống khoảng 2-3 tiếng.
Bắc nồi lên bếp, cho nếp cẩm vào và đổ nước ngập mặt gạo khoảng 5-7cm (khoảng 2,3 đốt ngón tay tùy độ to nhỏ của nồi). Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ rồi cho lá nếp và 1 chút muối vào. Thỉnh thoảng đảo nhẹ cho nếp cẩm không bị cháy dưới đáy nồi.
Nấu nếp cẩm khoảng 30-40 phút, nếm thử thấy gạo chín mềm thì gắp bỏ lá nếp đi.
Cho 150g đường đã chuẩn bị vào quấy cho đường tan. Tắt bếp, để nguội rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh.
Làm sữa chua
Chuẩn bị 1 chiếc nồi khác. Đổ 1 lít sữa tươi không đường vào cùng với 1 lon sữa đặc. Bắc lên bếp, vừa đun vừa dùng muôi quấy đều để sữa đặc tan hoàn toàn. Khi thấy có hơi nước bốc lên, nhiệt độ đạt khoảng 70-80 độ thì tắt bếp. Đợi khi hỗn hợp nguội thì cho 2 hộp sữa chua vào. Đảo đều thêm 1 lần nữa cho sữa chua tan. Lúc này bạn có thể lọc hỗn hợp qua 1 chiếc rây để đảm bảo không còn các cặn của sữa chua.
Tìm hiểu thêm: Cách làm miến trộn chay không bị nhão cực đơn giản
Dùng muôi múc hỗn hợp sữa vào các lọ thủy tinh nhỏ rồi tiến hành ủ cho sữa chua lên men.
Để ủ sữa chua bạn có thể dùng nồi cơm điện hoặc thùng xốp có nắp đậy. Nếu làm sữa chua với số lượng lớn thì dùng thùng xốp để có diện tích lớn. Xếp các hũ sữa chua vào thùng. Đổ nước lạnh vào thùng trước rồi đến nước sôi theo tỷ lệ 1 nước lạnh: 2 nước sôi. Lượng nước ngập 2/3 hũ sữa chua là được. Đậy nắp và ủ khoảng 8 tiếng là bạn sẽ có sữa chua để dùng.
Sữa chua hết thời gian ủ lấy ra cho nếp cẩm lên trên, rưới thêm nước cốt dừa, khuấy đều và thưởng thức với đá lạnh.
Món sữa chua nếp cẩm
Yêu cầu thành phẩm
Nếp cẩm chín mềm, không quá đặc cũng không quá loãng. Khi ăn có độ ngọt vừa phải, dẻo thơm với mùi lá dứa và nước cốt dừa. Nếu khéo tay bạn hoàn toàn có thể làm sữa chua nếp cẩm để bán.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Nếu muốn nếp cẩm tăng thêm hương vị và có màu xanh đẹp mắt bạn có thể xay lá nếp bằng máy xanh sinh tố với chút nước rồi lọc qua rây để thu được phần nước cốt lá dứa. Nước cốt thu được đem đun với nước cốt dừa và chút bột năng đã hoà tan. Khi ăn, rưới hỗn hợp này lên trên vừa ngon lại vừa đẹp mắt.
>>>>>Xem thêm: Cách làm tôm xào thập cẩm thơm ngon đẹp mắt
Sữa chua nếp cẩm lá dứa
- Lá nếp có tác dụng tạo mùi thơm cho món ăn tuy nhiên bạn vẫn có thể làm sữa chua nếp cẩm mà không cần lá dứa.
- Khuôn đựng sữa chua có nhiều loại, bán khá phổ biến trên thị trường online hoặc các siêu thị. Nên chọn loại hũ thủy tinh sẽ tốt hơn hũ nhựa cả về vấn đề vệ sinh và tính thẩm mỹ.
- Nếp cẩm và gạo lứt là 2 loại thực phẩm khác nhau. Cần tránh nhầm lẫn giữa 2 loại thực phẩm này.
Cách bảo quản
Bạn có thể bảo quản sữa chua và nếp cẩm trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần trong 4,5 ngày. Sữa chua có thể bảo quản được lâu hơn nhưng nếp cẩm chỉ nên sử dụng trong 4,5 ngày. Bên canh đó nếu muốn nếp cẩm để vài ngày mà không bị cứng thì khi nấu nên nấu cho chín kỹ hơn.