Lẩu gà ngải cứu là món ăn mà bất kể ai cũng có thể làm được, không đòi hỏi việc chuẩn bị nguyên liệu quá cầu kỳ hay sự khéo léo của người nấu. Vào những ngày cuối tuần, nhất là những ngày tiết trời hơi se se lạnh của đầu thu, cả nhà ngồi quây quần bên nồi lẩu gà thuốc bắc ngải cứu nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn.
Bạn đang đọc: Cách nấu lẩu gà ngải cứu cho ngày cuối tuần thảnh thơi
Công dụng của ngải cứu
Ngải cứu là loại cây thân thảo, có vị đắng, mùi thơm nồng đặc trưng, được sử dụng rất nhiều để làm thuốc, có tác dụng sơ cứu vết thương, trị mụn, cầm máu, trị đau đầu, lưu thông khí huyết,… Chính vì vậy mà ngải cứu cũng được sử dụng như một nguyên liệu trong các món ăn như: lẩu gà ngải cứu, trứng hấp ngải cứu, gà tần,…
Cách làm lẩu gà lá giang siêu ngon như tại nhà hàng, bạn không cần phải ra ngoài quán nữa mà chỉ cần xem ngay bí quyết của Bloganngon.edu.vn
Cách nấu lẩu gà ngải cứu ngon khó cưỡng
Nguyên liệu cho nồi lẩu gà ngải cứu
- 1 con gà ta nặng khoảng 1,5kg
- 100 gam ngải cứu
- 1 trái bắp
- 100 gam đậu phụ
- 5 quả trứng vịt lộn
- 50 gam thuốc bắc
- Rau ăn kèm: Rau muống, cải thảo, cải ngọt, mồng tơi…
- Nấm: Nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà,…
- Gừng tươi, hành, hành khô, sả
- Gia vị thuốc Bắc
- Gia vị: muối, mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt
- Dụng cụ: Bếp, chảo, nồi lẩu, bát to, đũa,…
Cách nấu lẩu nấm gà bạn làm hoài nhưng vẫn không ngon lắm? Vậy là bạn đã thiếu tuyệt chiêu bí mật chỉ có tại Bloganngon.edu.vn thôi đó.
Cách làm lẩu gà ngải cứu ngon
Bước 1: Sơ chế thịt gà
- Với thịt gà: Bạn mua về rồi rửa thật sạch, sau đó xát muối lên toàn bộ con gà để khử hết mùi tanh. Sau đó rửa lại thật sạch với nước rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Với lòng gà: Dùng muối để bóp với lòng gà nhằm loại bỏ hết các chất nhầy và chất bẩn của lòng rồi rửa đi rửa lại với nước. Sau đó, bạn cắt nhỏ lòng gà miếng vừa ăn, khoảng 1,5 – 2cm.
Bước 2: Sơ chế các loại rau nhúng lẩu
- Với các loại nấm: Bạn cắt gốc, rửa sạch , thái miếng nếu cần.
- Bắp rửa sạch, cắt khoanh tròn.
- Rau ngải cứu, rau muống, mồng tơi nhặt bỏ gốc già và lá vàng, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau 10 phút thì vớt ra và để ráo.
- Cải thảo cũng cắt bỏ gốc và các lá bị sâu, nát. Có thể để nguyên lá hoặc cắt thành từng khúc khoảng 2cm, rồi cũng đem ngâm nước muối và để ráo.
Bước 3: Ướp thịt gà
Tìm hiểu thêm: Cách làm món cá chép hấp bia ăn ngon quên lối về
- Chuẩn bị một bát to, cho hành khô đã băm nhuyễn, sả cây đập dập và gia vị gồm 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt vào và trộn đều. Cho tất cả thịt gà đã chặt vào bát, đảo đều và để ướp trong 30 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt gà, giúp thịt gà đậm đà hơn.
Bước 4: Rán đậu phụ
- Cắt nhỏ đậu phụ và tiến hành chiên cho vàng đều tất cả các mặt, vớt ra bát hoặc đĩa đã để sẵn giấy thấm dầu.
Bước 5: Nấu nước dùng lẩu gà ngải cứu ngon
- Đầu tiên, bạn cho hết số lòng gà và thịt gà vào nồi cùng với 1.5 lít nước. Đặt nồi lên bếp và đun sôi nước.
- Khi nước đã sôi, bạn tiếp tục cho gói gia vị thuốc bắc vào cùng với gà và lòng gà. Hạ lửa nhỏ lại và tiếp tục ninh trong khoảng 20 phút nữa, nêm nếm lại gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình nhà bạn. Trong quá trình nấu, bạn nhớ thường xuyên vớt bọt để nước.
- Sau 20 phút, bạn mở nắp, đập trứng vịt lộn và cho bắp vào cho ngọt nước.
Học thêm cách làm lẩu gà chua cay nấu ngay cũng gia đình thưởng thức dịp cuối tuần nhé
Bước 6: Trình bày món ăn
- Sau khi nồi lẩu sôi thêm được một lúc, bạn cho nước lẩu ra một chiếc nồi nhỏ hơn và đặt ở giữa bàn. Các loại rau, đậu phụ, nấm xếp vào đĩa và đặt xong quanh nồi.
- Khi nước lẩu sôi lại, cho thêm đậu phụ rán vàng cùng nấm vào cho chín.
- Trong khi ăn thì nhúng thêm ngải cứu và các loại rau ăn kèm tùy thích.
Thêm ngay cách nấu lẩu gà hầm sả vào danh mục món ăn ưa thích của gia đình bạn nhé!
Một số mẹo cho cách làm lẩu gà ngải cứu ngon
>>>>>Xem thêm: 3 cách làm gỏi lưỡi heo chua cay ăn hoài không ngán
- Đối với cách nấu lẩu gà ngải cứu như trênm thịt gà thì nên chọn gà ác vì gà mềm, hợp để nấu lẩu và nhất là rất hợp với hương vị của ngải cứu.
- Thịt gà các bạn có thể lọc phần xương ra để ninh trước cho nước lẩu được ngọt hơn. Còn phần thịt gà thì bạn thái thành miếng mỏng để thịt khi nhúng lẩu sẽ giòn và chín nhanh hơn, vẫn giữ được độ ngọt của thịt.
- Khi nhúng ngải cứu, bạn không nên để lâu vì như vậy ngải cứu sẽ bị đắng, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
- Tùy sở thích, khẩu vị của gia đình mà bạn có thể thêm gia vị thuốc bắc vào hoặc không.
- Đặc biệt, những người không nên ăn ngải cứu quá nhiều là phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu vì dễ làm sảy thai, sinh non hoặc tăng nguy cơ ra máu, những người mắc bệnh viêm gan và bị rối loạn đường ruột cấp tính.
Chắc chắn với món lẩu gà ngải cứu mà YummnyDay vừa chia sẻ ở trên sẽ chinh phục được tất cả các thành viên trong gia đình nhà bạn, làm cho bữa cơm nhà bạn trở nên ấm áp hơn. Còn chần chờ gì mà không thực hành cách làm lẩu gà ngải cứu này luôn và ngay nhỉ!
Bloganngon.edu.vn