Áp dụng cách nấu súp cua này cho bé ăn dặm, cho người ốm hoặc đơn giản là đổi vị hoặc làm món khai vị cho cả nhà khi gia đình có khách. Những lưu ý quan trọng phía cuối bài viết sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức để nấu được nồi súp cua thơm ngon đặc biệt.
Bạn đang đọc: Cách nấu súp cua nấm tuyết thơm ngon và những mẹo hay khi chế biến
Món súp cua
Nguyên liệu
- Cua thịt: 300g – 500g
- Thịt ức gà: 200g
- Trứng gà: 2 quả
- Trứng cút: 10 quả
- Trứng bắc thảo: 1 quả (tùy chọn)
- Ngô non: 150g
- Nấm hương: 20g
- Nấm bông tuyết: 50g
- Cà rốt, hành lá, ngò rí
- Bột năng: 5 thìa
- Hành phi: 5 thìa
- Hạt tiêu, đường, muối
Luộc cua và thịt gà
Cua và ức gà rửa sạch.
Luộc cua khoảng 5 phút
Ức gà luộc khoảng 15 phút là chín.
Giữ lại phần nước luộc gà để bước sau nấu súp luôn cho ngọt nước.
Cua chín gỡ lấy phần thịt.
Ức gà xé sợi nhỏ, xé càng nhỏ súp càng ngon.
Tìm hiểu thêm: Bật mí công thức độc quyền làm bánh bao lưu sa ngon ngất ngây
Xé thịt gà mất khá nhiều thời gian, có 1 mẹo là bạn dùng chày đập dập thịt sau đó mới xé sẽ nhanh hơn.
Luộc trứng
Trứng cút luộc 5 phút. Khi trứng chín, ngâm vào nước cho nguội rồi bóc vỏ để riêng.
Trứng bắc thảo có thể không cần luộc nhưng nên và chỉ cần luộc sơ qua cho yên tâm. Vớt trứng ra, khi ăn thái miếng để ăn cùng.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành lá, ngò rí nhặt, rửa sạch.
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô đem ngâm nước trước 1-2 tiếng (thay nước nhiều lần cho ra bớt màu đen, lúc nấu súp sẽ có màu đẹp hơn), nấm bông tuyết ngâm 20 phút cho nở mềm rồi rửa vài lần cho sạch, cắt bỏ núm, thái nhỏ, để ráo.
Cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu nhỏ.
Tiếp đó, luộc ngô, cà rốt, nấm hương khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
Nấu súp cua
Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 1.5 lít nước luộc gà. Cho cà rốt, ngô, nấm hương, thịt gà, thịt cua (giữ lại phần thịt 2 chiếc càng để trang trí). Trong lúc đun sôi nước bạn sẽ tiến hành đánh 2 quả trứng và hòa tan phần bột năng.
Khi nước sôi bạn cho phần nấm bông tuyết vào nồi, nhớ hớt bỏ lớp bọt bẩn nổi bên trên nếu có.
Tiếp đó từ từ đổ bột năng, vừa đổ vừa khuấy theo 1 chiều để tạo độ sánh cho nồi súp cua.
Tiếp tục đến trứng gà. Bạn có thể đổ trứng gà qua rây để trứng gà rớt xuống từ từ và vẫn quấy đều.
Cuối cùng là cho trứng cút vào. Tiếp tục nấu khoảng 5 phút nữa hoàn thành cách nấu món súp cua. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi múc súp ra bát, rắc hành, ngò, hạt tiêu lên trên và thưởng thức. Nếu có trứng bắc thảo nữa thì thái miếng và cho vào cùng.
>>>>>Xem thêm: Cách làm vịt tiềm hạt sen ngon ngất ngây
Cách nấu súp cua sau khi hoàn thành
Yêu cầu thành phẩm
- Súp cua có độ đặc sánh vừa phải không quá loãng cũng không quá đặc.
- Súp cua ngọt nước, vừa vị, mềm dẻo dễ ăn, thịt cua ngọt, ngậy thêm mùi trứng, thịt gà.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Bột năng có tác dụng tạo độ sánh dẻo cho món ăn. Nếu không có bột năng bạn có thể thay thế bằng bột bắp cũng được.
- Lượng bột năng và lượng nước sẽ ảnh hưởng đến độ đặc/loãng của súp cua. Càng nhiều bột năng súp càng sánh.
- Trứng bắc thảo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tốt cho người bị thiếu máu.
- Súp cua thích hợp làm món khai vị trong những bữa cơm trang trọng khi nhà có khách, để tầm bổ cho người ốm (súp cua có thành phần sinh dưỡng cao) hay đơn giản là đổi khẩu vị cho các thành viên trong gia đình.
- Để súp cua đậm vị và có độ ngon ngọt hơn nữa bạn có thể ninh xương gà để lấy làm nước dùng. Trước khi hầm nên luộc sơ qua xương gà và hớt bọt để nước dùng được trong và sạch.
- Ngoài cua, bạn có thể sử dụng ghẹ để nấu súp ghẹ với cách làm tương tự.
- Ngò rí nếu có gốc to thì rửa sạch để nấu súp cua, khi ăn thì vớt bỏ đi. Củ ngỏ rí khi nấu giúp cho món súp cua có hương thơm hơn nhiều.
- Nếu có điều kiện, có thể mua cồi sò điệp để nấu súp cua sẽ rất ngọt nước.