Làm mứt bí khá khó và mất nhiều thời gian nhưng với hướng dẫn chi tiết cách làm mứt bí sau đây chắc chắn bạn sẽ thực hiện thành công ngay từ lần đầu thực hiện.
Bạn đang đọc: Cách làm mứt bí xanh ngon nhất với các bước làm đúng chuẩn
Món mứt bí
Nguyên liệu
- Bí tươi: 850g
- Đường trắng: 550g
- Vôi tôi: 20g
- Phèn chua: 5g
- Vani: 3 ống
Sơ chế và ngâm bí
Hòa tan 20g vôi tôi với 3 lít nước trong 1 chiếc chậu nhỏ rồi để lắng. Trong thời gian chờ nước vôi lắng xuống bạn tiến hành sơ chế bí.
Bí gọt vỏ, bỏ ruột, thái con chì cỡ ngón tay út là vừa. Khi sơ chế bạn nên gọt hết lớp vỏ màu xanh ở bên ngoài và phần ruột xốp trắng bên trong. Chỉ giữ lại phần thịt bí đặc và chắc.
Sơ chế bí
Nước vôi đã lắng xuống bạn đổ nhẹ tay sang 1 chiếc âu khác để thu được phần nước vôi trong. Bí rửa sạch rồi ngâm ngập trong âu nước vôi. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi để trong tủ lạnh ngâm 1 ngày để bí đạt độ cứng cần thiết.
Bí ngâm nước vôi 1 ngày đã chuyển màu trong và có độ cứng
Trần bí với nước phèn chua
Bí ngâm nước vôi trong 1 ngày bạn đem rửa qua rồi đem trần với nước phèn chua. Để trần bí với nước phèn chua bạn đun sôi 2 lít nước rồi cho 5g phèn chua vào sau đó cho bí vào luộc trong 1 phút. Không nên luộc quá lâu vì bí sẽ chín, dễ bị nhũn nhé.
Trần bí với nước phèn chua từ 1-2 phút
Trần bí xong bạn vớt ra đem rửa thật sạch nhiều lần với nước lạnh để bí hết mùi vôi và phèn. Nếu còn vôi khi ăn bí sẽ có mùi hắc. Rửa xong bạn đem phơi nắng 1 tiếng hoặc để ráo nước cũng được.
Phơi bí cho ráo nước
Ướp bí với đường phèn
Ở công thức này chúng ta sử dụng loại đường phèn hạt to, có màu trong. Đem đường phèn đi xay nhẹ nhàng trong máy xay sinh tố để thu được loại đường phèn mịn. Làm vậy đường rất dễ tan khi bí tiết ra nước.
Tìm hiểu thêm: Cách làm nộm đu đủ miền Bắc với tai lợn, đu đủ xanh và cà rốt ngon lạ miệng
Đường phèn xay mịn
Tiếp theo bạn ướp bí với đường trong 8h. Sau 8h bí sẽ tiết ra nước và đường sẽ tan hết. Lúc này các miếng bí sẽ có màu trong suốt khá đẹp mắt.
Bí sau khi ướp đường
Sên mứt bí
Với nhiều độc giả của Bloganngon.edu.vn có lẽ đã quen với cách sên mứt như đã giới thiệu nhiều lần trong loạt bài cách làm các món mứt Tết. Nếu không bạn tiến hành sên mứt theo hướng dẫn sau đây:
Sử dụng loại chảo chống dính có càng dày càng tốt (nếu có loại chảo đá chống dính và bếp từ là tốt nhất vì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ). Cho tất cả hỗn hợp bí ướp đường vào chảo và đun với lửa vừa, thi thoảng đảo đều cho đến khi hỗn hợp sôi. Lúc này bạn phải giảm nhỏ lửa ở mức nhỏ nhất và đảo đều tay hơn. Nước đường lúc này sẽ cạn dần và bắt đầu sánh lại, đảo sẽ thấy nặng tay hơn. Một lát sau sẽ bắt đầu xuất hiện những hạt đường kết tinh màu trắng bám xung quanh miếng bí.
Sên mứt bí
Khi bạn thấy đường đã kết tinh được 1 phần thì tắt bếp rồi cho 3 ống Vani vào để tăng thêm hương vị nhưng vẫn tiếp tục đảo cho tới khi đường kết tinh hoàn toàn, chảo khô và nguội thì rải mứt bí ra mâm, dùng màng che kín để chống bụi rồi đem đi phơi nắng 2h – 3h cho mứt bí khô hơn nữa.
Có thể dùng lò nướng hoặc lò vi sóng để ở nhiệt độ 80 độ C để sấy thay cho việc phơi nắng.
Món mứt bí sau khi hoàn thành
Yêu cầu thành phẩm
Về hình thức: Các thanh mứt bí đều nhau, lớp ngoài khô hoàn toàn, từng lớp đường trắng mịn bám đều bề mặt và có màu trắng đẹp mắt.
Về hương vị: Mứt bí khi ăn có độ ngọt sắc vốn có, không còn mùi vôi hay phèn chua. Thị bí chắc, ngọt, bên trong vẫn còn nước và có màu trong suốt.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Cách làm mứt bí khó và mất nhiều thời gian hơn cách làm tất cả các loại mứt khác vì bí nhiều nước, dễ bị nhũn vì vậy cần phải trải qua cả bước ngâm nước vôi cũng như sử dụng đến phèn chua.
- Nhiều công thức khác trên mạng có hướng dẫn cách làm mứt bí không cần phèn chua hay không cần nước vôi nhưng chắc chắn thành phẩm sẽ không được như mong muốn. Nếu bạn đã quyết định làm mứt bí thì tốt nhất nên chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và thực hiện đầy đủ các bước.
- Bí làm mứt nhất định phải chọn loại bí già, càng to càng tốt. Bí già thường có lớp vỏ đã mốc trắng, cuống đã khô héo, bấm vào rất cứng và cầm nặng tay.
- Mục đích của việc ngâm nước vôi để tạo độ cứng cho bí, dùng phèn chua có tác dụng tạo độ trong cũng như độ chắc, dẻo của mứt. Nếu không bí sau khi làm sẽ nhũn không khác gì nấu canh.
>>>>>Xem thêm: Cách làm sinh tố dứa sữa chua thơm ngon trong 10 phút
Bí già
Cách bảo quản
Bảo quản mứt bí trong túi bóng hoặc hộp kín có thể dùng được cả tháng mà không bị chảy nước. Bạn nên làm mứt bí trước ngày Tết từ 5 đến 10 ngày trước Tết là tốt nhất.
Mứt bí rất được các bạn nhỏ yêu thích bởi vị ngọt, mềm, dễ ăn. Đĩa mứt trên bàn trà ngày Tết có đầy đủ các loại mứt như: mứt dừa, mứt gừng, mứt cà rốt… chắc chắn sẽ rất hấp dẫn mỗi khi có khách đến chơi nhà