Cách làm bánh mì ngọt thêm mềm ai ăn cũng không cưỡng nổi

Bánh mì ngọt tuy là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể làm thành công được món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Và cách làm bánh mì ngọt thì cũng có rất nhiều, còn riêng hôm nay, Bloganngon.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn làm bánh mì ngọt siêu đơn giản mà ai cũng có thể thử ngay tại nhà.

Bạn đang đọc: Cách làm bánh mì ngọt thêm mềm ai ăn cũng không cưỡng nổi

Bánh mì ngọt tạo hình con cua (sừng trâu, hoa cúc)

Công thức chuẩn làm bánh mì ngọt

Nguyên liệu làm bánh mì ngọt hình cua

Để làm được bánh mì ngọt ngon, các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 250g bột làm bánh mì (2 cup +/- 1 tbsp)
  • 35g đường cát trắng (2.5 tbsp)
  • 2g muối tinh (1/2 tsp)
  • 5g men instant (1.5 tsp) 
  • 130ml sữa tươi không đường (1/2 cup + 2 tsp)
  • 1 quả trứng gà 
  • 42g bơ động vật loại không muối (3 tbs)

Xem thêm cách làm bánh mì xúc xích siêu ngon dành cho các tín đồ thịt ăn bánh mì mặn nha

Cách làm bánh mì ngọt hình cua mềm ngon

Bước 1: Chuẩn bị bột bánh

– Các bạn chuẩn bị 1 cái bát inox lớn, cho 250g bột mì vào cùng với 35g đường cát trắng và 2g muối. Dùng phới trộn cho các nguyên liệu đều vào nhau.

– Tiếp đó là cho 5g men instant vào chung với hỗn hợp bột rồi lại trộn đều, sau đó tạo hố ở giữa chỗ bột làm bánh mì ngọt. Đổ 130ml sữa tươi không đường vào để chuẩn bị nhồi bột.

– Phần trứng gà thì các bạn đánh tan 1 quả trứng khoảng 60g cả vỏ, đong lấy 25g cho vào phần bột, phần trứng còn lại để quét mặt bánh.

– Bơ động vật đun chảy hoặc có thể đun cách thủy hay cho vào lò vi sóng đều được, cho luôn vào bát bột để bắt đầu nhồi.

Bước 2: Nhào bột

Tiến hành nhào bột

– Trộn đều hỗn hợp bột, sau đó dùng tay nhẹ nhàng nhồi bột thành khối.

– Dùng một chút bột rắc lên bàn đá nhẵn để bột không bị dính khi nhồi.

– Cho khối bột ra bàn, nhồi bột theo kỹ thuật cơ bản là kéo dãn bột rồi gập lại.

– Mục đích của việc nhồi bột là giúp cho gluten/ thớ bột hình thành và trở nên dẻo dai. Do vậy khi nhồi không ấn mạnh hoặc làm rách bột.

– Trong khi nhào bột, thấy bột quá ướt thì bạn dùng thêm bột áo nhưng không nên cho quá nhiều để tránh làm bột bị khô, cứng. Còn nếu thấy bột bị khô, chưa đủ nước thì cho thêm một lượng sữa vừa đủ.

– Sau khi nhồi được khoảng 5-7 phút sẽ thấy bột dẻo và mịn hơn.

– Và ngoài việc nhào bột, các bạn cũng có thể đập bột để bột được dẻo, dai hơn và mặt bột cũng mịn hơn. Sau khoảng 12-15 phút, bạn kiểm tra bột bằng cách thử kéo bột thành màng. Nếu có thể kéo được là bột đã đạt.

Bước 3: Ủ bột

Cho bột nghỉ để bột nở

– Bạn dùng chổi nấu ăn, quét 1 lớp dầu ăn thật mỏng vào âu dùng ủ bột. 

– Cho bột vào bát rồi lật bột 1 vòng để dầu ăn bao quanh bột một lớp mỏng quanh bột, giúp bột không bị khô mặt. 

– Dùng 1 chiếc khăn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm đậy lên bát, ủ ở nhiệt độ phòng cho tới khi bột nở gấp đôi ban đầu. 

– Sẽ mất từ 45-70 phút để ủ bột, cho bột đạt đến độ nở cần thiết. Khi trời ấm, tốc độ bột nở sẽ nhanh hơn.

Bước 4: Tạo hình cho bánh

Nhồi bột thêm 1 lần nữa

– Sau khi bột nở gấp đôi, bạn lấy bột ra khỏi bát, nhồi lại lần nữa 1 cách thật nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 phút để các sợi gluten được hồi phục.

– Dùng dao để Chia bột thành 6 phần bằng nhau, mỗi phần nặng khoảng 80 – 85g.

– Dùng tay túm các mép bột lại để được viên bột tròn và căng mặt, làm lần lượt đến khi hết 6 viên bột.

– Tạo hình dáng bánh tùy theo sở thích của bạn. Bạn có thể xem các mẫu bánh mì ngọt để làm theo.

Cán dẹp bột để chuẩn bị khâu tạo hình

– Để làm bánh mì cua hoặc sừng bò, bạn ấn dẹt viên bột ra nhưng không nên quá dẹt vì khi nướng sẽ rất dễ bị mất dấu vân. 

– Sau đó cuộn lại thành bình thuôn dài khoảng 30cm, một đầu to 1 đầu nhỏ hơn. Làm tương tự với những viên bột còn lại rồi quay lại phần bộ làm đầu tiên để cán mỏng theo chiều dài cỡ 3cm. 

– Dùng dao cắt 1 đoạn cũng khoảng 3-4cm ở chính giữa phần đầu bột to. 

– Tiến hành cuộn bột lại từ đầu to xuống đầu nhỏ, gập 2 phần bột dài hơn vào nhau để tạo thành hình. Tiếp tục làm với những viên bột khác để được 6 chiếc bánh.

– Tiếp tục ủ bột lần hai ở nhiệt độ phòng cho bột nở gấp đôi, đậy kín bột cho khỏi bị khô mặt nhưng lưu ý là khăn hay màng bọc thực phẩm không được để dính vào bột.

Bước 5: Nướng bánh

– Bật lò nướng ở 175 độ C khoảng 15 phút với chế độ 2 lửa trước khi nướng bánh.

– Phần trứng đánh tan còn lại pha với 1 thìa cafe nước rồi lọc qua rây, sau đó quét một lớp mỏng lên mặt bánh. 

– Nướng đều bánh ở 175 – 180 độ C trong 17 – 20 phút, có thể dùng giấy bạc cho đỡ cháy bánh.

Nếu nhiệt lò không đều, sau khi nướng 13 – 14 phút có thể quay khay nướng ngược lại để bánh chín vàng đều.

Bánh mì ngọt hình sừng trâu ra lò thơm phức

Bước 6: Thành phẩm

– Bánh khi mới lấy ra khỏi lò thì vỏ khá mỏng và mềm nhanh, lúc này bạn quét bơ lên mặt bánh để bánh được bóng và thơm hơn. 

Bánh mì ngọt ăn ngon nhất là khi vẫn còn hơi ấm. Và khi bánh nguội về nhiệt độ phòng, cần cho bánh vào túi nilon hoặc bọc lại và không để bánh ở nhiệt độ phòng quá lâu. Thời gian bảo quản bánh tốt nhất là khoảng 1 – 2 ngày, lúc này bánh vẫn mềm ngon.

Cách làm bánh mì ngọt Pháp

Tìm hiểu thêm: Cách nấu món canh đậu phụ cà chua siêu dễ làm mà siêu ngon

Bánh mì ngọt chuẩn vị Pháp

Nguyên liệu làm bánh mì ngọt Pháp 

 Bột mì số 13: 520g

 Bơ: 180g

 Men nở: 3 muỗng cà phê

 Đường: 150g

 Trứng gà: 3 quả

 Sữa bột: 30g

 Muối: 1.5 muỗng cafe

 Bột sư tử: 2 muỗng canh

 Heavy cream: 60g

 Sữa tươi: 85 ml

 Nước ấm: 50 ml

 Mật ong: 1 muỗng cafe

 Lòng đỏ trứng gà: 1 cái

Bây giờ mình tìm hiểu thêm cách làm bánh mì bơ tỏi phô mai Hàn Quốc đặc trưng siêu béo ngậy, ăn cực ngất ngây

Cách làm bánh mì ngọt Pháp thơm mềm

Bước 1: Kích nở men

– Chuẩn bị 1 chiếc bát cùng 50ml nước ấm khoảng 35-38 độ C, 15gr đường, 3 muỗng cafe men nở đã chuẩn bị lúc đầu, dùng muỗng khuấy đều cho đường và men tan hết. Để yên bát hỗn hợp men trong vòng 10 phút để men có thể kích hoạt. Sau Khoảng 10 – 15 phút, men nổi lên thành mảng như gạch cua là được.

– Cho vào 1 chiếc bát khác 60gr heavy cream, 70ml sữa rồi khuấy đều và làm ấm hỗn hợp trên đến khoảng 35 độ C.

– Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp sữa ấm vào bát men đã kích hoạt cùng với 3 quả trứng gà, khuấy đều.

Bước 2: Nhào bột bánh

Cho bột nghỉ sau khi nhào đều

– Cho vào bát to hỗn hợp gồm 520gr bột mì, 135gr đường, 3 muỗng canh bột sữa, 1 muỗng cafe bột sư tử, 1.5gr muối, hỗn hợp men và heavy cream.

– Dùng máy nhào ở tốc độ chậm trong 10 phút cho bột mịn, sau đó để bột nghỉ 5 phút.

– Sau khi bột nghỉ đủ thời gian, bạn tiếp tục nhào thêm 10 phút nữa rồi để bột nghỉ lần 2 khoảng 5 phút.

– Bước tiếp theo sẽ là cho 180gr bơ lạt vào khối bột đang nhào, tiếp tục nhào với tốc độ trung bình cho đến khi kiểm tra thấy bột tạo thành khối mịn, không dính tay là được.

– Lấy bột ra khỏi máy và đặt bàn đã có rải Một chút bột áo, nhồi sơ lại bằng tay trong 2 phút. Lưu ý: Nếu không có máy, bạn hoàn toàn có thể nhồi bằng tay theo kỹ thuật Folding and Stretching. Đó là gấp bột lại, dùng mu bàn ấn bột, đồng thời miết bột ra xa, xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại bước trên 15 – 20 phút.

– Cách kiểm tra bột: bột dẻo mịn, có độ đàn hồi tốt, không bị dính tay và có thể kéo dãn bột thành màn mỏng cho ánh sáng đi qua mà không bị rách thì là đạt yêu cầu.

Bước 3: Ủ bột bánh

Bột bánh nở sau khi ủ

– Cho bột đã đạt vào 1 bát to đã quét sẵn dầu ăn. Mục đích của việc này là để tránh cho bột sau khi nở bị dính vào bát.

– Phủ kín miệng bát bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm trong 1 tiếng hoặc cho đến khi bột nở gấp đôi.

– Muốn kiểm tra xem bạn bột ủ đạt yêu cầu chưa thì bạn dùng 1 ngón tay, ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn còn giữ nguyên được vết lõm là bột ủ đạt.

Bước 4: Tạo hình bánh mì

Vo bột bánh thành từng viên tròn

– Bột sau khi nở gấp đôi thì lấy ra khỏi bát và nhào sơ 3 phút rồi vê tròn, cho vào hộp kín và lại tiếp tục ủ trong tủ lạnh 6 tiếng.

– Sau 6 tiếng, bạn lấy bột ra chia thành 9 phần bằng nhau rồi lăn thành sợi dài. Đặt 3 sợi bột song song, dính đầu của 3 sợi bột lại và bắt đầu xếp bột đan xen như thắt bím tóc. Làm tương tự cho đến hết chỗ bột đã chuẩn bị.

Bước 5: Ủ bột lần 2 và nướng bánh

Xếp bột bánh và khuôn

– Đặt bột đã xếp vào khuôn, phủ kín bằng khăn và ủ thêm 1 – 2 tiếng nữa cho đến khi nở gấp đôi.

– Đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà với 1 muỗng cafe mật ong, 15ml sữa tươi để được hỗn hợp hòa quyện.

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 150 độ C trong 10 phút trước khi nướng bánh.

– Quết hỗn hợp trứng lên bánh rồi rắc thêm hạnh nhân cắt lát, mè đen và đem bánh đi nướng ở 150 độ C trong 25 phút.

Bước 6: Thành phẩm và bảo quản

Bánh mềm mịn mà không bị khô

– Bánh mì ngọt Pháp – Brioche Classic có màu vàng nâu, bên trong mềm xốp, thớ bánh dai, có vị ngọt bùi.

– Bảo quản bánh ở nhiệt độ thường và nên dùng trong khoảng 3 – 4 ngày. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thì bạn phải bọc kín hoặc đậy kín bánh không bị khô.

Xem thêm cách làm bánh mì ngọt mềm thơm ngon qua video Bloganngon.edu.vn chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Một vài lưu ý nhỏ

Lưu ý về nguyên liệu

– Về men: các bạn nên dùng đúng loại men instant để dễ thành công hơn. Men instant là loại men không cần kích hoạt, các bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng làm bánh hoặc cửa hàng chuyên bán đồ làm bánh. Nếu dùng men khô thì các bạn cần kích hoạt men trước khi nhồi bột. Men nở (yeast) khác với muối nở (baking soda) và bột nở (baking powder). Khi dùng muối nở hoặc bột nở thay thế men thì bánh sẽ không nở được đúng như yêu cầu.

– Về bơ: Mùi vị bơ quyết định phần lớn đến mùi vị của bánh mì ngọt. Bơ ngon sẽ làm cho bánh thơm ngon hơn nên các bạn cố gắng dùng bơ động vật không muối được là tốt nhất. Nếu sử dụng loại bơ đã có muối thì sẽ không sử dụng phần muối trong công thức.

– Về bột mì: bột mì để làm bánh mì ngọt các bạn nên chọn loại bột mì dai, ở đây Bloganngon.edu.vn lựa chọn loại bột mì số 13.

Lưu ý khi làm bánh mì ngọt

>>>>>Xem thêm: Cách làm pate chay ăn là nghiện cực đơn giản

Mẹo để làm bánh mì thơm ngon mềm mịn

– Mỗi loại bột sẽ có độ hút nước khác nhau nên lượng sữa có thể thay đổi cho phù hợp với bột của bạn.

– Bạn cũng có thể nhồi bột bằng máy. Với máy có công suất khoảng 500W, bạn nhồi bột ở tốc độ thấp nhất khoảng 8 – 10 phút đầu tiên. Không nhồi bột ở tốc độ cao ngay ban đầu tránh làm hỏng gluten, bột trở sẽ bị nhão và ướt, bánh không được dai.

Với hai loại bánh mì ngọt ở bên trên mà Bloganngon.edu.vn chia sẻ, bạn cũng có thể biến tấu 1 chút để cho ra được cách làm bánh mì ngọt nhân dừa, nhân đậu đỏ, socola, … để chiêu đãi bạn bè và người thân của mình nhé. Chúc các bạn thành công.

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *