Cách làm củ kiệu ngâm đường chuẩn ngon đón Tết sang

Cách làm củ kiệu ngâm đường thì có thể nhiều người đã biết, nhưng làm sao để ra được vị chuẩn ngon, không còn vị hăng và cay nồng thì không phải ai cũng biết. Vậy bí quyết để làm được món củ kiệu ngâm đường cho mùa Tết này là gì, hãy cùng Bloganngon.edu.vn khám phá nhé.

Bạn đang đọc: Cách làm củ kiệu ngâm đường chuẩn ngon đón Tết sang

Củ kiệu ngâm đường siêu ngon

Chuẩn bị nguyên liệu món củ kiệu ngâm đường

  • Củ kiệu: 2 kg
  • Muối hột: 3 muỗng canh
  • Phèn chua: 2 muỗng cafe
  • Giấm trắng
  • Đường trắng tinh: 600gram 

Cách làm củ kiệu không chỗ nào ngon hơn Bloganngon.edu.vn chia sẻ

Bắt đầu làm củ kiệu ngâm đường nào

Cách làm củ kiệu ngâm đường ngon hấp dẫn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Để có làm củ kiệu ngâm đường ngon, bạn phải chọn những củ kiệu còn tươi, lá vẫn còn xanh, to tròn, tương đối đều nhau, khi cầm lên thấy cầm chắc tay. Không nên chọn mua những củ bị dập nát, héo hoặc bị thối. Trong quá trình chọn mua củ kiệu cần tránh mua những củ bị dập nát hay héo, thối để củ kiệu muối được ngon hơn.

Đem củ kiệu đi ngâm với muối loãng

– Việc đầu tiên sau khi mua củ kiệu về là bạn phải đem đi làm sạch, cắt bỏ phần gốc và phần lá của củ kiệu.

– Mang củ kiệu đã bỏ gốc và lá rửa với nước sạch để đất cát bám ở củ bị loại bỏ hết.

– Sau đó, bạn đem củ kiệu ngâm với nước muối pha loãng trong thời gian khoảng 12 tiếng đồng hồ. Có thể ngâm củ kiệu qua đêm để đỡ mất thời gian chờ đợi. Ngoài ra ngâm củ kiệu với nước muối qua đêm còn làm giảm bớt vị cay nồng của kiệu và khi ngâm đường sẽ trở nên ngon hơn.

Ngâm củ kiệu để giảm bớt mùi hăng

– Củ kiệu đã ngâm đủ thời gian thì vớt ra rổ, xả dưới vòi nước nhiều lần cho hết mùi hăng và vị cay đặc trưng của củ kiệu.

Bước 2: Phơi khô kiệu và ngâm phèn chua

– Lại tiếp tục đem củ kiệu đi ngâm với dung dịch phèn chua pha loãng rồi sau đó mang chậu củ kiệu ngâm đường phèn chua ra phơi dưới trời nắng một ngày.

Trộn củ kiệu với phèn chua

– Lặp lại bước vớt củ kiệu ra rổ rồi xả lại dưới nước nhiều lần, để ráo nước rồi tiếp tục đem phơi dưới trời nắng nhằm giảm tối đa độ hăng và vị cay có trong củ kiệu, giúp củ kiệu khi muối dễ dàng hơn.

Xả củ kiệu lại vài lần với nước

– Bạn dùng dao hoặc kéo cắt bỏ hết những phần gốc và rễ còn sót lại khi củ kiệu đã phơi 1 nắng, ráo nước héo vừa đủ, không quá tươi cũng không quá héo. Đồng thời bạn cũng cần phải bóc hết lớp vỏ già bên ngoài của củ kiệu bị khô và bung ra. Lý do của việc vỏ bị bung là vì trong quá trình phơi dưới nắng, lượng nước trong củ kiệu bị rút bớt và xẹp xuống, làm lớp vỏ bên ngoài tự động bung ra. Đó cũng là quá trình giúp cho củ kiểu giảm bớt độ hăng và cay nồng vốn có. Lúc này, bạn sẽ có được những củ kiệu trắng để ngâm đường.

– Ở bước này, việc rửa và để ráo củ kiệu được lặp lại khá nhiều lần, mục đích là để củ kiệu hết vị hăng và cay nồng, thành phẩm sau khi ngâm sẽ dễ ăn hơn nhiều.

Tìm hiểu thêm: Vào bếp cùng món tôm chiên trứng muối thơm ngon hết sẩy

Phơi khô củ kiệu dưới ánh nắng

– Nếu không có điều kiện để phơi nắng thì bạn cũng có thể sử dụng phương pháp sấy bằng lò nướng.

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường thật ngon và thật hấp dẫn

Bước 3: Muối củ kiệu chua ngọt với đường

Các bước muối củ kiệu

– Muốn ngâm củ kiệu với đường nhanh, bạn thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị một bát giấm để rửa kiệu trong đó. Cho lần lượt vài củ kiệu vào rồi rửa thật kỹ với giấm, vớt ra để ráo.

– Xếp củ kiệu vào một chiếc lọ thủy tinh sạch để ngâm. Cứ một lớp đường một lớp củ kiệu xếp xen kẽ vào nhau. Chỉ nên xếp vừa đủ vào lọ, không nên xếp quá đầy.

– Khi xếp hết số củ kiệu đã chuẩn bị thì đậy nắp lại thật kỹ. Bạn cũng có thể sử dụng một lớp nilon bịt chặt miệng lọ rồi dùng dây chun buộc chặt lại, sau đó mới đậy nắp lên.

– Trong thời gian làm củ kiệu ngâm đường, thỉnh thoảng, bạn nên mở nắp ra và dùng đũa sạch đảo đều củ kiệu lên cho tất cả được ngấm đều đường.

Trong thời gian ngâm, nhớ đảo đều củ kiệu nhé

– Khoảng 2-3 ngày sau khi ngâm, kiệu sẽ tự ra nước và đường tan dần.

– Thời gian để củ kiệu chín và có thể ăn được là từ 1-2 tuần.

Đến lúc thưởng thức ngon lành rồi

Bí quyết làm củ kiệu ngâm đường ngon

– Cũng giống như tất cả các món ăn khác, việc chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và có thể quyết định đến chất lượng cũng như mùi vị của món ăn. 

– Củ kiệu được chọn để ngâm đường nên được ưu tiên chọn củ có độ to vừa phải, căng mọng, không quá khô héo để kiệu dễ ngấm được đường và vừa miệng hơn.

– Trong trường hợp bạn không có thời gian để đợi kiệu chín trong khoảng 2 tuần mà muốn kiệu chín nhanh thì bạn có thể nấu 350 gram đường với 700ml giấm. Để hỗn hợp đường giấm nguội hoàn toàn rồi mới cho kiệu vào ngâm. Với cách này thì thời gian để kiệu chín chỉ cần từ 5 – 10 ngày là đã có thể ăn được rồi.

Bảo quản củ kiệu trong hũ thuỷ tinh

– Một lưu ý cũng rất quan trọng nữa là trong quá trình sơ chế và phơi củ kiệu dưới nắng, bạn phải thật cẩn thận và chú ý để kiệu không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như côn trùng, thời tiết,…  

Cách làm dưa món ngâm nước mắm cho ngày Tết thêm đậm đà ý nghĩa

Các món để ăn kèm với món củ kiệu ngâm đường

>>>>>Xem thêm: Cách làm cá trứng nướng muối ớt vị ngon tuyệt ai cũng thích

Củ kiệu ăn kèm bánh tét chiên ngon quá sá

– Củ kiệu ngâm đường là sự lựa chọn hàng đầu để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét để không còn cảm giác ngấy khi ăn quá nhiều. 

– Ngoài ra với những ngày Tết ở miền Bắc, củ kiệu ngâm đường còn được ăn chung với món thịt nấu đông. Đây quả thực là sự kết hợp hoàn hảo làm tăng thêm hương vị của món ăn.

– Còn ở trong Nam, cách làm củ kiệu ngâm đường được kết hợp tôm khô là một món ăn rất phổ biến, các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau tạo nên một tổng thể món ăn không thể bỏ qua.

Cách làm củ kiệu ngâm đường cực thấm gia vị và không bị hăng!

Trên đây là cách làm củ kiệu ngâm đường mà Bloganngon.edu.vn tìm hiểu được và chia sẻ với các bạn. Tết này mà có có củ kiệu ngâm đường ăn kèm với bánh chưng, thịt đông thì đúng là không gì tuyệt vời bằng.

Bloganngon.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *