Cách làm mứt tắc cho ngày Tết Nguyên đán không hề khó, chỉ cần bạn chú ý hơn trong khâu chế biến để có được hũ mứt thơm ngon, dẻo ngọt và quan trọng là không hề bị đắng.
Bạn đang đọc: Cách làm mứt tắc dẻo ngon, thơm ngọt mà không bị đắng
Món mứt tắc
Mứt tắc hay còn có tên gọi khác là mứt quất, mứt hạnh tùy theo từng vùng miền. Mứt tắc là món mứt thơm ngon không thể thiếu trong khay bánh kẹo những ngày Tết Nguyên đán.
Vị thơm dịu đặc trưng và vị ngọt thanh tươi mới của tắc khiến khi ăn người ta có thể cảm nhận rõ hương vị thơm ngon và thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Chưa kể đến, mứt tắc (mứt quất) tốt cho sức khỏe, đặc biệt mứt tắc mật ong còn có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị viêm họng, chữa cảm cúm.
Cách làm mứt tắc khá đơn giản, nhưng yêu cầu sự cẩn thận trong khâu chế biến để hoàn thành mứt tắc dẻo ngọt và không bị đắng. Dưới đây, Bloganngon.edu.vn sẽ chia sẻ với các bạn cách làm mứt tắc ngon khó cưỡng để nhâm nhi trong những ngày mùa đông giá lạnh hay ngày Tết cổ truyền.
Nguyên liệu
- Tắc (quất): 1 kg
- Đường vàng: 500g
- Mật ong: 100ml
- Vôi trắng: 20g
- Phèn chua: 1 thìa
- Muối hạt
- Gừng (nếu thích)
Sơ chế nguyên liệu
Tắc mua về rửa sạch với nước, sau đó ngâm vào chậu nước có pha muối hạt trong vòng 30 phút. Sau đó, vớt tắc ra, rửa sạch lại lần nữa rồi để ra rổ cho ráo nước.
Khi tắc đã ráo nước, dùng dao khứa dọc phần thân quả tắc thành 4 hoặc 5 cánh tùy theo quả to hay quả nhỏ. Lưu ý không nên khía quá nhiều cạnh, tránh tình trạng quả quất bị nát.
Sau đó bóp nhẹ quả quất theo hướng từ trên xuống dưới để ép nước và hạt tắc ra ngoài.
Nếu không ép nước tắc ra ngoài thì mứt tắc sẽ không được dẻo và còn nhanh bị hỏng. Trong khi hạt còn trong quả tắc sẽ làm cho món mứt tắc bị đắng.
Cho vôi trắng vào 1 tô nước và khuấy đều, đợi đến khi cặn vôi lắng xuống dưới đáy tô thì chắt lấy phần nước vôi trong. Hòa nước vôi trong với nước lạnh trong chậu to, sau đó ngâm tắc trong hỗn hợp này trong vòng ít nhất 3 tiếng để khử vị chát có trong tắc, đồng thời giúp mứt tắc giòn dẻo và lâu bị mốc hay hỏng.
Ngâm tắc trong nước vôi trong ít nhất 3 tiếng
Trong lúc đợi ngâm tắc, bạn có thể nạo gừng, rửa sạch và giã nhuyễn. Có thêm vị gừng, mứt tắc mật ong sẽ thêm phần thơm ngọt và có vị ấm.
Tắc sau khi ngâm xong, vớt ra rửa lại với nước đến khi hết mùi vôi thì thôi.
Tiếp đến, cho phèn chua vào nồi nước, đun sôi và thả tắc vào chần qua. Sau đó nhanh tay vớt tắc ra ngâm trong chậu nước lạnh, rồi cho ra rổ để ráo nước.
Chần tắc
Khi tắc ráo nước, ướp tắc với đường và gừng đã giã nhuyễn trong khoảng ít nhất 1 tiếng. Quá trình ướp tắc, thỉnh thoảng đảo đũa để tắc thấm đều đường.
Tìm hiểu thêm: Cá chạch chiên giòn thơm ngon nhai rợp rợp
Ướp tắc với đường
Sên mứt tắc
Làm nóng chảo, cho tắc vào sau đó sên mứt tắc.
Ban đầu, để lửa hơi to 1 chút vì lúc ngâm đường, tắc sẽ ra nhiều nước. Sau đó, nên điều chỉnh lửa nhỏ vừa, đảo đều tay để tắc không bị cháy khét dưới đáy chảo.
Khi tắc bắt đầu sền sệt thì cho mật ong vào ngào tiếp đến khi thấy mứt tắc chuyển sang màu nâu vàng đỏ đẹp mắt, tắc bóng bẩy, cắn thử thấy miếng tắc dai dẻo là được.
Tắt bếp, đợi đến khi mứt tắc nguội hẳn thì cho vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp và để chỗ thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm
Cách làm mứt tắc ngon đúng chuẩn là miếng mứt có màu nâu vàng đỏ tươi tắn đẹp mắt. Mứt có hương thơm đặc trưng của tắc, hòa quyện ngọt ngào với đường, mật ong và thêm chút ấm nồng của gừng. Mứt tắc ăn dẻo, vị ngọt thanh và đặc biệt không bị đắng.
>>>>>Xem thêm: Cách làm cá chạch kho nghệ, tiêu, sả ớt ngon ơi là ngon
Thành phẩm cách làm món mứt tắc
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Để mứt tắc được ngon, đầu tiên cần chú trọng khâu chọn tắc (quất). Nên chọn quả tắc tươi, chín, có màu vàng sậm. Khi ấn tay vào, thấy quả tắc cứng chứ không nhũn thì nên chọn. Cũng không nên chọn quả tắc xanh để làm mứt tắc, vì mứt tắc xanh sẽ rất chát, đắng.
- Trong quá trình sơ chế tắc, không được bỏ qua bước ép nước tắc và loại bỏ hạt tắc để món mứt tắc không bị đắng.
- Sau khi sên/ngào đường và mật ong, nếu muốn bảo quản mứt tắc sử dụng được lâu thì nên sấy qua mứt tắc bằng lò vi sóng (nếu có) hoặc phơi mứt tắc ở chỗ nắng ráo mấy tiếng rồi mới cho vào hũ thủy tinh.
- Ngoài ra, hũ thủy tinh đựng phải khô ráo, không bị dính nước để tránh tình trạng mứt tắc bị mốc, hỏng.