Bún riêu cua là món bún quen thuộc có nguồn gốc từ miền Bắc. Nguyên liệu chính của món bún này là cua đồng – một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường góp mặt trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu bún riêu cua chuẩn ngon kiểu miền Bắc nhé!
Bạn đang đọc: Cách nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Bắc ngon miễn chê
Món bún riêu cua
Như đã nói ở trên, món bún riêu cua có nguồn gốc từ miền Bắc nên cách nấu theo kiểu miền Bắc sẽ mang lại hương vị thơm ngon đúng điệu nhất nhưng theo sở thích vùng miền, cách nấu món bún này cũng được biến tấu theo hương vị của người miền Trung và miền Nam. Mỗi cách nấu lại mang lại hương vị thú vị khác nhau cho người thưởng thức. Các bài viết sau này Bloganngon.edu.vn cũng sẽ giới thiệu với các bạn các biến tấu của món ăn này.
Nguyên liệu
- Cua đồng: 500g
- Bún: 1kg
- Đậu phụ: 3 bìa
- Cà chua: 4 quả
- Me: 2 quả
- Mắm tôm: 50ml
- Hành tím, hành lá, rau mùi
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối thái rối, xà lách
- Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn
Làm cua
Cua đồng mang ngâm nước, cứ khoảng 10 – 15 phút thay nước một lần cho tới khi nước hết đục thì ngâm cua với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
Làm thịt cua
Tiếp theo, tách mai cua, lấy gạch, loại bỏ yếm cua, sau đó mang phần thân cua đi xay hoặc giã nhuyễn. Trong quá trình xay hoặc giã, bạn cho thêm chút muối vừa khiến gạch cua dễ đông lại khi nấu, đồng thời giúp hạn chế việc cua bắn vào người.
Sơ chế cua
Sau khi giã nhuyễn, bạn cho cua xay vào một chiếc tô lớn, đổ nước săm sắp mặt cua rồi dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào nước. Lúc này, bạn dùng rây lọc mắt nhỏ để lọc bã. Bạn lặp lại bước này 2-3 lần cho tới khi nước cua không còn sạn nữa thì để riêng nồi nước cua sang 1 bên để chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu khác.
Tìm hiểu thêm: Cách làm mực xào chua ngọt đơn giản nhưng ngon đúng chuẩn đầu bếp
Lọc bã cua
Sơ chế nguyên liệu
Cà chua rửa sạch, thái mũi cau 3 quả để riêng ra đĩa, 1 quả còn lại bạn băm nhuyễn và phi hành mỡ, xào thơm, để riêng ra bát nhỏ.
Các loại rau sống nhặt sạch lá già, lá úa rồi rửa sạch với nước muối. Nếu cẩn thận có thể ngâm rau vào nước có pha chút nước cốt chanh cho rau giữ được lâu và duy trì được độ tươi ngon.
Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
Rán đậu
Đậu hũ khi mua về, bạn nên rửa qua nước một lần để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước, sau đó cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn. Tiếp đó, bạn cho đậu vào chảo ngập dầu và rán cho tới khi đậu chin vàng thì vớt ra đĩa có giấy thấm dầu cho ráo dầu.
Rán đậu
Chưng gạch cua
Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu trên, bạn phi hành mỡ tới khi hành ngả màu vàng thì đổ phần gạch (lấy từ mai cua) vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp, sau đó, đổ riêng ra một bát nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bún riêu chay thanh đạm cho bữa sáng đầy năng lượng
Chưng gạch cua
Nấu bún riêu cua
Cho nồi nước cua đã lọc lên bếp, cho một chút xíu muối rồi đun nhỏ lửa. Ở bước này, nếu bạn đun ở lửa to quá, gạch cua rất dễ bị cháy hoặc trào ra ngoài. Khi nước cua sôi được một lúc thì toàn bộ gạch cua sẽ chín, nổi lên trên. Bạn dùng muôi thủng nhẹ nhàng vớt gạch cua để riêng ra 1 bát thật khéo léo để gạch cua không bị vỡ. Tiếp đó, đổ 1/2 phần gạch cua vừa chưng lên trên phần thịt cua vừa vớt để phần thịt cua này mềm và ngấm gia vị.
Tiếp đó, bạn đổ phần cà chua băm đã xào vào nồi nước, nêm 1 muỗng cafe mắm tôm, 2 quả me, 1/2 gạch cua còn lại và chút nước mắm, hạt nêm và đun cho tới khi gần sôi thì cho phần cà chua thái múi cau vào, đợi sôi lại một chút rồi tắt bếp.
Bước cuối cùng, bạn cho một nhúm bún vào tô, xếp 5-6 miếng đậu phụ rán vào một góc, thêm một muỗng canh thịt cua vào góc còn lại, sau đó rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ vào 1 góc rồi chan nước dùng vào bát. Với món bún này, bạn ăn cùng với rau sống và ăn khi còn nóng sẽ rất ngon.
Yêu cầu thành phẩm
Món bún riêu cua sau khi nấu xong sẽ có phần gạch cua đóng miếng thơm ngon đặc trưng, kết hợp với vị chua chua của me, vị giòn giòn và bùi của đậu phụ rán và vị nước ngọt thanh mang lại hương vị ngon miệng cho người dùng.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Cách chọn cua đồng ngon, nhiều thịt:
+ Cua ngon và tươi: Bạn chọn những con có màu sáng đục, mình mập và còn đủ chân, có xuất hiện bọt khí khi ấn vào phần yếm cua.
+ Cua chắc thịt: Bạn ấn vào phần yếm cua, nếu thấy cứng, không lún là cua chắc thịt; ngược lại, nếu thấy yếm mềm, óp là cua ít thịt, thường bị khai, ăn không ngon. Nếu bạn muốn ăn nhiều thịt thì chọn cua đực (yếm cua lớn), nếu bạn muốn ăn nhiều gạch thì nên chọn cua cái (yếm cua nhỏ). Kinh nghiệm dân gian cho thấy, vào thời điểm đầu và cuối tháng, cua thường nhiều và chắc thịt, ngọt thơm còn vào thời điểm giữa tháng thịt cua thường ít và không ngon.
– Không chọn mua các con cua đồng có đặc điểm sau vì dễ gây hại tới sức khỏe:
+ Cua đồng chỉ có 4 hoặc 6 chân (cua đồng thông thường có 2 càng to và 8 chân)
+ Cua có mắt đỏ
+ Con cua có lông ở bụng dưới.
+ Con cua có xương trong bụng.
+ Con cua có chấm sao đầu lưng.
+ Con cua có khoang ở chân.
– Cách sơ chế cua đồng:
+ Khi làm cua, để tránh bị cua kẹp tay, sau khi đã làm sạch cua, bạn có thể cho cua vào trong nước đá lạnh.
+ Luôn phi hành mỡ, chưng gạch cua thật thơm và cho vào nước dùng để nước dùng không bị tanh.
– Nếu bạn muốn đậu phụ ngấm nước dùng hơn thì thay vì xếp đậu vào tô, bạn có thể thả đậu trực tiếp vào nồi nước dùng.
– Phần gạch cua sau khi chưng thơm, bạn có thể cho vào nồi nước dùng luôn hoặc cho ra từng tô bún.
Thông tin thêm
Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc tốt trong y học cổ truyền. Vào mùa hè, các món canh từ cua đồng thường được nhiều người bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình bởi khả năng giải nhiệt, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa.
Y học hiện đại đã chứng minh giá trị dinh dưỡng rất lớn của cua đồng. Theo đó, cứ 100g cua đồng bỏ mai và yếm thì có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao; theo đó, cứ trong 100g cua thì có 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP… Bên cạnh đó, trong cua đồng có có 8 trên 10 axit amin cần thiết cho cơ thể con người, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).